Tuổi thơ nghèo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não
Theo một nghiên cứu cho thấy tình trạng kinh tế xã hội có thể có tác động lâu dài đến sự phát triển của một người như thế nào.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nhận thấy các vùng não chịu trách nhiệm học tập, phát triển ngôn ngữ và cảm xúc có xu hướng phức tạp hơn ở những người có cha mẹ được giáo dục ở cấp độ cao hơn hoặc những người làm việc chuyên nghiệp thay vì làm việc thủ công.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, quét não từ hàng trăm người trẻ tuổi cho thấy những hiệu ứng này sẽ được ổn định trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: Điều này có nghĩa là việc hỗ trợ bổ sung cho trẻ em ngay từ những năm mẫu giáo có thể giúp giảm thiểu một loạt các hậu quả không mong muốn sau này, bao gồm về cả sức khỏe tâm thần và thành tích học tập.
Tác giả chính Cassidy McDermott và các đồng nghiệp của ông cho biết: Phát triển trí não sớm xảy ra trong bối cảnh mà mỗi đứa trẻ lớn lên: Kinh nghiệm và môi trường sống.
Trong thời thơ ấu, tình trạng kinh tế xã hội, bao gồm thu nhập cá nhân của bố mẹ trẻ, cũng như cơ hội tiếp xúc và phát triển, có liên quan đến một loạt các sức khỏe tâm thần, phát triển nhận thức và kết quả học tập của đứa trẻ đó.
Ông McDermott nói: Tình trạng kinh tế xã hội có thể phát huy một số ảnh hưởng của nó đối với nhận thức bằng cách thay đổi sự phát triển cấu trúc não, đặc biệt là ở các khu vực liên quan đến ngôn ngữ và học tập.
Đối với nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Thần kinh học, các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.243 lần quét MRI não từ hơn 623 người trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 25. Trong khi điểm số kinh tế xã hội được sử dụng không tính đến thu nhập gia đình thì yếu tố quyết định chính là tình trạng kinh tế xã hội, các yếu tố nghề nghiệp và sự giáo dục của cha mẹ.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập của cha mẹ với sự gia tăng tổng thể về khối lượng chất xám não.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đưa ra kết quả rõ ràng hơn nữa và cho thấy tình trạng kinh tế xã hội ở thời thơ ấu có ảnh hưởng rõ rệt đến hai khu vực của não là đồi thị và vân.
Đồi thị là một khu vực quan trọng ở trung tâm của bộ não liên quan đến việc truyền và xử lý thông tin cảm giác, và một khối đồi thị càng lớn thì đứa trẻ đó suy nghĩ càng nhanh và chỉ số IQ càng cao.
Sự khác biệt về kích thước và độ phức tạp của các vùng não này được theo dõi gắn với sự liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội, và điều này đã được chứng minh để dự đoán kết quả cuộc sống trong tương lai.
Hoàng Hằng
Theo Independent
https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tuoi-tho-ngheo-co-the-anh-huong-den-su-phat-trien-tri-nao-20181228091316108.htm
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55