Phản ứng do tiêm vắc xin ComBE Five: Phó GĐ BV Nhi trung ương khuyến cáo gì?
Từ cuối tháng 12/2018 khi Bộ Y tế cho triển khai tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc thì ghi nhận nhiều ca trẻ nhập viện quấy khóc sau khi tiêm và có trường hợp tử vong sau khi tiêm nhưng không rõ nguyên nhân.
Vắc xin ComBE Five đang khiến nhiều mẹ e dè
Theo Sở Y tế Bình Định cho biết, trong đợt tiêm chủng vaccine từ ngày 25 - 27/12/2018, đã có 30 trẻ nhập viện sau khi tiêm vaccine ComBE Five do sốt cao, quấy khóc, trong đó có 5 trường hợp tím tái, khó thở. Hiện tất cả trẻ đã ổn định và được xuất viện. Trước đó, tại tỉnh Nam Định đã có 2 trẻ tử vong sau tiêm vaccine ComBE Five.
Vaccine ComBE Five là loại vaccine 5 trong 1 do Ấn Độ sản xuất để thay thế vaccine Quinvaxem của Hàn Quốc đã ngừng sản xuất. Vaccine này phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.
Trước sự việc này, nhiều người đã e dè việc tiêm chủng vắc xin, họ lo lắng chất lượng vắc xin cũng như những phản ứng mà trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm chủng. Các chuyên gia y tế đánh giá nếu phụ huynh sợ không tiêm chủng thì sẽ có nguy cơ bùng phát dịch đặc biệt là trong mùa đông xuân khi nhiều dịch như sởi, ho gà đang rình rập trẻ nhỏ.
Theo PGS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, sau khi tiêm chủng, với các vắc xin như Quinvaxem hay ComBE Five, thậm chí cả những mũi 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ, trẻ cũng đều có các biểu hiện đau, có thể sưng nề đỏ tại nơi tiêm, sốt.
Tuy nhiên, trẻ có thể có các biểu hiện lạ như quấy khóc dai dẳng, khó thở, sốt trên 39 độ, không đáp ứng thuốc hạ nhiệt hoặc da nổi vân tím, co giật cha mẹ cần chú ý vì đây là các biểu hiện nặng của phản ưng dị ứng và phản ứng phản vệ sau tiêm.
Song, tỷ lệ này rất thấp và theo Tổ chúc Y tế thế giới, chỉ có tối đa 20 liều trong một triệu liều có phản ứng trên. Tuy nhiên, vói các phản ứng này nếu được xử lý kịp thời, tại các cơ sở y tế, thì không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.PGS Điển cho biết khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cháu cần được các bác sĩ khám sàng lọc để đảm bảo đủ điều kiện tiêm chủng. Bà mẹ cần biết con được tiêm nhưng vắc xin gì, hiểu được những phản ứng sau tiêm là gì. Sau tiêm cần cho cháu lưu lại 30 tại địa điểm tiêm chủng để theo dõi và sử lý kịp thời nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Phụ huynh cần theo dõi sau tiêm chúng tại nhà ít nhất 24 giờ, kể cả về đêm khi trẻ ngủ. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn đủ, uống nước đủ, theo dõi nơi tiêm, không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm, cặp nhiệt độ cho cháu 4 - 6h mỗi lần, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường nếu trên.
Còn về việc không tiêm vắc xin hay một số trường hợp có một số ít các bà mẹ sử dụng cụm từ "thuận theo tự nhiên", chúng ta cần phải hiểu thuận theo tự nhiên như thế nào? Ví dụ như cho con bú mẹ và bú trực tiếp trên bầu sữa mẹ là thuận theo tự nhiên.
Tuy nhiên, lịch sử y học đã giúp cho tuổi thọ tăng hơn, tỷ lệ trẻ sinh ra sống tăng lên, tỷ lệ tử vong trẻ giảm xuống dựa vào những thành tựu của y học hiện nay, trong đó sáng chế ra các vắc xin là những thành tựu cực quan trọng. Dựa vào vắc xin chúng ta đã thanh toán được rất nhiều bệnh mà những bệnh này đã gây đại dịch trên thế giới ví dụ như bệnh đầu mùa.
Do vậy, sống vừa thuận theo tự nhiên, những điều đúng đắn, phần khác chúng ta hãy cho con của mình được hưởng những thành tựu của y học để con sống khỏe hơn.
“Bạn có thể đến thăm những em bé bị ho gà, hay sởi, hiện đang nằm tại Bệnh viện Nhi Trung ương và hỏi các bà mẹ con mình tiêm phòng hay không thì sẽ hiểu được khi đứa trẻ bị bệnh sẽ nguy hiểm thế nào”- PGS Điển nói.
Khánh Ngọc
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55