Những điều cần biết về vaccine và hệ miễn dịch của cơ thể
Hệ miễn dịch hoạt động giúp con người chống lại các tác nhân gây bệnh và vaccine được sử dụng như một hàng rào củng cố hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả hơn.
Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào?
Hệ miễn dịch – một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới tế bào đặc biệt của các cơ quan như da, niêm mạc, bạch cầu, tiểu cầu, kháng thể,... cùng với hàng loạt quá trình sinh hóa phức tạp… phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chúng lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây bệnh cho cơ thể, bao gồm: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus.
Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus (Ảnh minh họa)
Ngay từ khi các tác nhân bên ngoài tấn công vào cơ thể, hệ thống miễm dịch đã ngay lập tức có các hàng rào phòng thủ để ngăn chặn chúng.
Tuy nhiên, nếu các tác nhân này vượt qua được hàng phòng thủ đầu tiên, chúng nhanh chóng nhân lên, và tấn công vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể, thì hệ miễn dịch lập tức huy động bạch cầu, đại thực bào, … tiêu diệt chúng.
Bên cạnh đó, phản ứng viêm được kích hoạt để vây bắt các tác nhân gây hại này và chống lại sự nhiễm trùng ngay lập tức. Sau khi kích hoạt những phản ứng viêm trên, lớp bảo vệ thứ 2 của hệ miễn dịch (thu nhận tín hiệu tác nhân gây hại) cũng sẽ được hoạt hóa.
Thông thường thì thời gian tính từ khi lần đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ mất khoảng vài ngày để các tế bào lympho T, lympho B sinh ra kháng thể đặc hiệu tương ứng với tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) và tiêu diệt chúng.
Sau quá trình tiêu diệt các tác nhân gây hại này thì, một "trí nhớ miễn dịch" sẽ hình thành, để đến khi các tác nhân này một lần nữa xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng phản ứng và chống lại chúng, để bảo vệ cơ thể 1 cách tốt nhất.
Vai trò của vaccine với cơ thể
Bình thường, khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có thể sẽ mất khoảng một vài ngày hoặc vài tuần để nhận biết và sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh. Trong khoảng thời gian đó, các vi sinh vật này có thể tấn công các tế bào, tạo ra nhiều phản ứng bất lợi. Việc tiêm vaccine là biện pháp đưa kháng nguyên đặc trưng của vi khuẩn, virus vào cơ thể nhằm rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi lại, giúp cơ thể sẵn sàng ứng phó với "kẻ lạ" kịp thời hơn.
Khi vaccine vào cơ thể sẽ kích thích tạo ra các kháng thể và hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ lại cách bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó. Khi virus tấn công ở lần kế tiếp, cơ thể sẽ nhanh chóng tạo thành hàng rào miễn dịch chống lại "kẻ xâm nhập" này, từ đó giúp phòng bệnh hiệu quả hơn cũng như hạn chế những tổn hại mà chúng gây ra cho cơ thể.
Tiêm vaccine giúp kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể chủ động với virus, vi khuẩn (Ảnh minh họa)
Chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Sau khi tiêm vaccine thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất được kháng thể đặc hiệu giúp nhận dạng "mặt mũi" virus, hỗ trợ cơ thể "đánh đuổi" virus gây bệnh và giúp người mắc chóng khỏi. Có thể nói vaccine và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm".
Bổ sung kháng thể chủ động đúng cách giúp hệ miễn dịch vững chắc hơn
Bên cạnh hiệu quả phòng chống bệnh của vaccine, mỗi người đều cần chủ động nâng cao hệ miễn dịch của chính mình thông qua những phương thức khoa học như sinh hoạt điều độ, bổ sung dinh dưỡng, nạp kháng thể trực tiếp từ sữa non của bò.
Hiện xu hướng cung cấp nguồn dinh dưỡng miễn dịch mỗi ngày đang được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bởi những tác dụng rõ rệt lên sức khỏe người dùng: hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng, ít ốm vặt,… từ đó, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Chủ động bổ sung kháng thể từ sữa non của bò giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch (Ảnh minh họa)
Làm được điều này là do trong sữa non của bò có chứa một lượng lớn kháng thể IgG. Kháng thể này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong huyết thanh và đóng vai trò trung tâm của phản ứng miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh cũng như độc tố mà virus, vi khuẩn,... tiết ra. Cụ thể, IgG có khả năng liên kết với protein bề mặt của virus, vi khuẩn, vô hiệu hóa khả năng xâm nhập vào tế bào vật chủ, đồng thời hoạt hóa các bổ thể để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
"Kết hợp chế độ sinh hoạt điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng đầu đủ, hợp lý và chủ động sử dụng bổ sung kháng thể từ sữa non bò sẽ giúp hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch vững chắc hơn. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa tiêm vaccine phòng bệnh và kháng thể tự nhiên cũng tạo thành mối liên hệ vững chắc giúp hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm" - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh thêm.
Bên cạnh dịch COVID-19 thì nhiều căn bệnh khác cũng đang rình rập, đặc biệt khi mùa đông đang tới gần, đòi hỏi con người cần có sức đề kháng tốt cùng với một hệ miễn dịch thật vững chắc. Do đó, hãy tuân thủ tiêm chủng định kỳ, kết hợp với chủ động nạp kháng thể mỗi ngày từ sữa non bò để luôn khỏe mạnh và sẵn sàng đối mặt với các tác nhân gây hại.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55