Những bệnh lý gan nào biểu hiện trên chỉ số men gan cao?
Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Có 4 loại men gan và chỉ số men gan bình thường. Chỉ số men gan tăng cao là hiện tượng các tế bào gan đang bị tổn thương.
Nếu không kịp thời khắc phục, chức năng gan có thể bị suy giảm và những tổn thương lan rộng.
Là đầu mối thiết yếu của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gan còn có tác dụng giải độc nhưng chức năng giải độc của gan có hạn nên khi quá tải nó sẽ bị tổn thương (phản ứng là men gan tăng). Men gan bao gồm: ALT (SGPT), AST (SGOT), GGT. Những nguyên nhân sau có thể làm tăng men gan: viêm gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, do thuốc, viêm gan tự miễn, nhiễm độc thảo mộc, bệnh gan di truyền, u gan, suy gan, luyện tập gắng sức... Nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề.
Men gan cao ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Để xác định chỉ số men gan trong cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số AST, ALT, GGT và ALP. Men gan cao được xác định khi các chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép.
Khi gan bị viêm hay các tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến nồng độ men gan trong máu tăng. Mức độ tăng của men gan tỷ lệ thuận với tình trạng tổn thương, men gan càng cao thì gan của bạn bị tổn hại càng nặng. Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng bị bệnh gan có sử dụng thuốc, người bị viêm gan hoặc những người sử dụng các đồ uống kích thích như rượu, bia trong thời gian dài.
- Gan nhiễm mỡ: xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan. Nếu sự tích tụ này là do uống rượu, nó được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Khi rượu không phải là yếu tố gây bệnh, sự tích tụ chất béo trong gan được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
- Viêm gan là nguyên nhân gây tăng men gan nguy hiểm nhất. Trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì chỉ số men gan tăng nhanh một cách đột biến.
- Rối loạn do sử dụng rượu bia thường xuyên gây tổn thương, nặng hơn là hủy hoại tế bào gan và suy giảm chứng năng gan. Chỉ số men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc lượng rượu tiêu thụ vào máu và chất lượng rượu. Trong trường hợp này men gan AST thường tăng cao từ 2 - 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.
- Bệnh về đường mật: Sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật, viêm túi mật, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.
- Bệnh xơ gan: khi tế bào gan bị hủy hoại gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này chỉ số men gan đã ở mức cao, do không được điều trị kịp thời nên dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.
- Các bệnh lý khác: do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non… Tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị một số loại bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc. Một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường.
Các tế bào gan có khả năng tự phục hồi sau tổn thương nên trong khoảng giai đoạn đầu của các bệnh gan, các dấu hiệu thường xuất hiện không quá rõ rệt. Lúc đó, việc xét nghiệm các chỉ số men gan là cách để xác định gan có bị tổn thương hay không chính xác nhất. Nhiều trường hợp người bệnh đã phát hiện ra mình bị mắc bệnh gan sau khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55