Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là gì? Làm sao để cải thiện bệnh?
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, cùng với sự suy giảm chất dẫn truyền thần kinh, thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ khiến suy nhược thần kinh ngày càng phổ biến.
3 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não khi tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải và suy nhược. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc suy nhược thần kinh chiếm 3 - 4% dân số, bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể, gây suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Sang chấn tinh thần: sang chấn tâm lý với cường độ mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng của một người hoặc kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy nhược thần kinh.
- Suy giảm chất dẫn truyền thần kinh: sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thần kinh, tâm trạng và hành vi xã hội. Trên lâm sàng, sự thiếu hụt serotonin là nguyên nhân có liên quan đến những rối loạn tâm thần, thần kinh (giấc ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi, tâm trạng lo âu, vui, buồn…).
Thiếu hụt serotonin gây ra các rối loạn thần kinh
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ: khi các tế bào thần kinh bị căng thẳng quá mức, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và không tổng hợp đủ chất dẫn truyền thần kinh serotonin cho hoạt động não bộ sẽ gây suy nhược thần kinh.
Một số gợi ý giúp hỗ trợ đẩy lùi suy nhược thần kinh
Cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng khiến suy nhược thần kinh có thể xảy ra với bất cứ ai. Để vượt qua tình trạng này, bạn có thể tham khảo các bí quyết sau:
Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ được coi là liệu pháp thư giãn tinh thần cho cơ thể. Một giấc ngủ tốt sẽ quyết định khả năng phục hồi của não bộ, cân bằng trạng thái để sẵn sàng cho ngày mới. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc còn giúp cho tinh thần phấn chấn, cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh hiệu quả.
Vận động thể chất
Luyện tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp hiệu quả giúp tăng cường lưu thông máu và chức năng hệ thần kinh. Bạn có thể thực hiện những bài tập đơn giản như: đi bộ, đạp xe, tập thiền hoặc yoga hàng ngày để giúp giảm nguy cơ căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Vận động thể chất giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng
Người bị suy nhược thần kinh nên bố trí công việc, thời gian hoạt động trí óc hợp lý, tránh lao động quá sức; học cách chia sẻ áp lực trong cuộc sống và dành thời gian thư giãn bằng các hoạt động giải trí như: nghe nhạc, du lịch, xem phim,…
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55