Nguyên nhân gây bệnh vảy nến và giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Vảy nến (psoriasis) là một trong những bệnh da mạn tính rất thường gặp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, biểu hiện bởi những vùng da bị sẩn, nổi mảng đỏ, bong vảy trắng ở trên da.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người mắc không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến:
- Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến là do rối loạn miễn dịch, dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Bình thường, các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới sẽ hình thành để thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da), khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
- Bệnh cũng có thể do các yếu tố: Vảy nến xuất hiện ở vùng da bị chấn thương; Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu có thể gây khởi phát vảy nến giọt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến như: thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc kháng sốt rét tổng hợp (chloroquine), lithium, thuốc kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone và corticosteroid.
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bị vảy nến có thể gặp các biến chứng sau: đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch,...
Hỗ trợ cải thiện vảy nến bằng giải pháp thảo dược
Hiện nay, mục tiêu chính trong điều trị là giảm viêm, kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng.
Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm có thành phần từ sói rừng, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh,... để hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển tình trạng vảy nến.
Bên cạnh cây sói rừng, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện vảy nến.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55