Liệu pháp tế bào gốc có thể khôi phục suy giảm thị lực
Sử dụng tế bào gốc để tạo ra các tế bào cảm quang tiền thân (các tế bào phát hiện ánh sáng được tìm thấy trong mắt) và sau đó cấy ghép vào võng mạc bị tổn thương đã giúp phục hồi thị lực đáng kể, theo nghiên cứu mới.
Sự thoái hóa của các tế bào cảm quang trong mắt là một nguyên nhân quan trọng gây suy giảm thị lực, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa và hiện không có phương pháp điều trị hiệu quả.
Sự thoái hóa của tế bào cảm quang xảy ra trong nhiều bệnh võng mạc di truyền, như viêm võng mạc sắc tố - một bệnh về mắt hiếm gặp làm phá vỡ các tế bào trong võng mạc theo thời gian và cuối cùng gây mất thị lực và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực trên toàn thế giới.
Sử dụng tế bào gốc có thể điều trị các dạng suy giảm thị lực và mù lòa do mất tế bào cảm quang.
Phát hiện của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Mắt Singapore và Viện Karolinska, Thụy Điển, đánh dấu bước đầu tiên hướng tới khả năng phục hồi thị lực trong các bệnh về mắt đặc trưng bởi sự mất mát của cơ quan cảm thụ ánh sáng.
Giáo sư Tay Hwee Goon, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới cho phép sản xuất các tế bào tiền thân của cơ quan cảm nhận ánh sáng giống như tế bào trong phôi người. Việc cấy ghép các tế bào này vào các mô hình thử nghiệm đã mang lại sự phục hồi một phần chức năng của võng mạc".
Giáo sư Tay và các đồng nghiệp đã phát triển một quy trình phát triển tế bào gốc phôi người bằng protein laminin tinh khiết, có liên quan đến sự phát triển bình thường của võng mạc người. Với sự hiện diện của các laminin, các tế bào gốc có thể được định hướng để biệt hóa thành các tế bào tiền thân của cơ quan cảm nhận ánh sáng chịu trách nhiệm chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu gửi đến não.
Khi các tế bào này được cấy ghép vào võng mạc bị tổn thương, các mô hình tiền lâm sàng cho thấy thị lực được phục hồi đáng kể. Một thử nghiệm chẩn đoán gọi là điện não đồ cũng xác định sự phục hồi đáng kể ở võng mạc thông qua hoạt động điện ở võng mạc để đáp ứng với kích thích ánh sáng. Các tế bào được cấy ghép đã thiết lập các kết nối với các tế bào võng mạc xung quanh và các dây thần kinh ở bên trong võng mạc. Chúng cũng sống sót và hoạt động trong nhiều tuần sau khi cấy ghép.
Những kết quả này gợi ý một lộ trình đầy hứa hẹn đối với việc sử dụng tế bào gốc để điều trị các dạng suy giảm thị lực và mù lòa do mất các tế bào cảm quang.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55