Kỹ thuật mới “hiệu quả khoảng 80%” trong việc sinh con theo giới tính mong muốn
Một kỹ thuật mới để lựa chọn giới tính thai nhi được cho là an toàn và hiệu quả tới khoảng 80%, nghiên cứu cho thấy.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật để phân tách tinh trùng xem chúng có nhiễm sắc thể X (tạo ra trẻ em gái) hay Y (tạo ra trẻ em trai). Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh trùng có nhiễm sắc thể X nặng hơn một chút so với tinh trùng có nhiễm sắc thể Y.
Tuy nhiên, nghiên cứu một lần nữa làm dấy lên những lo ngại từ lâu về tính đạo đức của quá trình lựa chọn giới tính như vậy. Việc chọn phôi mà không có lý do, chẳng hạn như bệnh liên quan đến giới tính, là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia.
Các chuyên gia tham gia nghiên cứu, từ Weill Cornell Medicine ở New York, cho biết, kỹ thuật của họ không tốn kém và "cực kỳ an toàn".
Nghiên cứu có sự tham gia của 1.317 cặp vợ chồng, với 105 đàn ông trong nhóm sử dụng quy trình phân tách tinh trùng. 59 cặp vợ chồng muốn có con gái và kết quả là 79,1% (231 trên 292) phôi nữ, với 16 bé gái được sinh ra mà không có bất kỳ dị tật nào. 56 cặp vợ chồng muốn có con trai và kỹ thuật này đã tạo ra 79,6% phôi nam (223 trên 280), kết quả là 13 bé trai khỏe mạnh.
Giáo sư Gianpiero Palermo, một trong những tác giả nghiên cứu, mô tả, kỹ thuật mới này "cực kỳ an toàn cũng như hiệu quả, rẻ tiền và phù hợp với đạo đức".
Kỹ thuật mới phân tách tinh trùng để lựa chọn giới tính thai nhi. (Ảnh: BabyCentre UK)
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại bất chấp hiệu quả rõ ràng của kỹ thuật này. Tiến sĩ Channa Jayasena, Trưởng Khoa Nam học tại Đại học Hoàng gia London, nhận định: "Thành tựu kỹ thuật của họ không đáng kể so với những lo ngại nghiêm trọng về đạo đức do nghiên cứu đưa ra. Họ đề xuất lựa chọn tinh trùng như một giải pháp thay thế "có đạo đức" cho việc lựa chọn phôi. Tôi thấy điều này thật khó tin vì việc lựa chọn tinh trùng chỉ là một cách khác để lựa chọn phôi nhằm thao túng giới tính của thai nhi, gây ra những tác động bất lợi cho xã hội".
Ông Jayasena cho biết, rất cần thiết có quy định để kiểm soát sự phát triển của các kỹ thuật như vậy, đồng thời bổ sung rằng quy định này có thể được điều chỉnh trong tương lai để chọn các đặc điểm như màu da hoặc màu mắt.
Darren Griffin, giáo sư di truyền học tại Đại học Kent, cũng đồng ý rằng việc lựa chọn giới tính là "đầy rủi ro về mặt đạo đức".
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55