Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm thanh quản mạn tính nhờ thảo dược
Viêm thanh quản mạn tính với các triệu chứng đặc trưng như khàn tiếng kéo dài, đau họng, khó nuốt, và thường xuyên tái phát khiến người mắc rất khó chịu.
Có nhiều cách đối phó với tình trạng viêm ở thanh quản nhưng sử dụng thảo dược vẫn là giải pháp hỗ trợ được nhiều người tin tưởng hiện nay.
Viêm thanh quản mạn tính là gì?
Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm của thanh quản kéo dài hơn 3 tuần. So với giai đoạn cấp, các triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính có phần nặng nề và dai dẳng hơn. Lúc này, người mắc vẫn sẽ bị khàn giọng, thậm chí mất hẳn tiếng hoàn toàn, đi kèm với đó là tình trạng đau rát họng dữ dội, ho khan, nuốt vướng và cảm giác có khối u trong cổ họng.
Thực tế, một loạt yếu tố có thể gây ra viêm thanh quản mạn tính. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng này gồm:
- Lạm dụng giọng nói: Nói quá nhiều hoặc quá to. Hiện tượng này thường gặp ở người hay phải nói liên tục như ca sĩ, phát thanh viên, giáo viên…
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm thanh quản bị kích ứng, gây sưng, viêm và làm dày dây thanh. Điều này làm giảm cao độ của giọng nói và khiến âm thanh phát ra nghe có vẻ khàn, trầm.
- Uống rượu và đồ uống có cồn: Các chất kích thích làm cơ thể dễ mất nước, gây khô cổ họng và kích thích thanh quản, lâu dần dẫn tới viêm.
- Trào ngược dạ dày - thực quản: Dịch axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản và cổ họng gây kích ứng thanh quản. Axit cũng đồng thời phá hủy niêm mạc họng, dẫn tới khàn tiếng, đau họng.
- Hít phải các hóa chất độc hại: Khí thải công nghiệp, phẩm màu… nếu tiếp xúc lâu ngày cũng có thể làm tổn thương thanh quản.
Ít gặp hơn, viêm thanh quản mạn tính còn là hệ quả của một số tình trạng khác như viêm phế quản, dị ứng, viêm phổi, viêm xoang…
Các biện pháp cải thiện tình trạng viêm thanh quản mạn tính
Điều trị viêm thanh quản mạn tính thường bắt đầu bằng việc bảo tồn giọng nói thông qua những thay đổi về hành vi, chế độ ăn uống cho đến các liệu pháp y tế như dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Chăm sóc tại nhà
Khi bị viêm thanh quản nói chung, cách tốt nhất để cải thiện là cho giọng nói nghỉ ngơi. Bạn cần tránh la hét, nói to hay thì thầm để tổn thương có thời gian lành lại. Trong thời gian này, thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng. Cụ thể:
- Uống nhiều nước giúp tăng tiết nước bọt, giảm khô miệng và khàn tiếng.
- Súc họng với nước muối thường xuyên để sát khuẩn họng, ngăn chặn viêm nhiễm.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, thịt, trứng…
- Ưu tiên ăn các món lỏng, mềm để không gây kích ứng thêm cho thanh quản. Tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích.
Điều trị bằng thuốc
Cùng với các biện pháp chăm sóc đơn thuần, người bị viêm thanh quản mạn tính có thể dùng thêm thuốc điều trị. Những thuốc thường được kê đơn là chống viêm, giảm đau kết hợp kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu có tiền sử trào ngược dạ dày, bạn cần thăm khám và có thể được kê đơn thuốc giảm tiết axit và thay đổi lối sống nhằm hạn chế dịch vị tác động đến thanh quản.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55