Giải pháp nào giúp bảo vệ phổi trong thời kỳ đại dịch?
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc bảo vệ sức khỏe phổi lại càng trở nên quan trọng hơn bởi đây là nơi tác động đầu tiên và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất khi virus tấn công.
COVID-19 gây ảnh hưởng đến phổi như thế nào?
Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể với vai trò chính là trao đổi khí. Đây là một trong những cơ quan có sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ kém nên rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa, ngày nay dân số đông, nền kinh tế phát triển mạnh kéo theo số lượng nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông tăng nhanh. Điều này khiến bụi mịn, khí độc ngày càng nhiều. Cùng với khói thuốc lá, vi khuẩn, virus,... sẽ khiến phổi dễ bị "tấn công" và mắc bệnh.
Phổi bị nhiễm độc sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính,... đặc biệt là ung thư phổi. Không chỉ vậy, phổi bị nhiễm độc sẽ tạo điều kiện cho khói thuốc, bụi mịn,... xâm nhập vào hệ tuần hoàn và gây bệnh. Trong đó, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não là những bệnh phổ biến và nguy hiểm.
Đặc biệt trong thời kỳ dịch COVID-19, sức khỏe phổi lại càng bị đe dọa. Theo các chuyên gia y tế, phổi là bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mắc COVID-19. Triệu chứng viêm phổi thường bắt đầu từ tuần thứ 2 của bệnh. Lúc này, virus gây bệnh sẽ tấn công dồn dập vào tế bào phổi, đặc biệt là lớp tế bào Cilia. Trong khi đó, lớp tế bào này tập trung xung quanh và có nhiệm vụ bảo vệ tế bào niêm mạc. Còn niêm mạc (màng nhầy) thì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mô phổi trước tác động của vật thể lạ như bụi, phấn hoa, virus,… Như vậy, virus SARS-CoV-2 tấn công vào lớp tế bào Cilia sẽ làm suy giảm chức năng của niêm mạc. Vì thế, mô phổi không được bảo vệ và sẽ bị tổn thương bởi virus. Lúc này, phổi sẽ bị viêm nhiễm, hoạt động cung cấp oxy cho máu bị trì trệ.
Do đó, người mắc COVID-19 ban đầu sẽ có những biểu hiện và triệu chứng tương tự cảm cúm như: Sốt, hắt hơi, ho,… Những ngày tiếp, bệnh diễn tiến và có thể phát triển thành viêm phổi cấp tính, sau đó là viêm phổi nặng. Lúc này, phổi bị tàn phá nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp nên người bệnh sẽ khó thở, thậm chí là không thể thở được. Ở giai đoạn này, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người mắc COVID-19 nặng sẽ tử vong. Nếu may mắn không tử vong thì phổi cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Với người già, người có bệnh lý nền, sức đề kháng yếu thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy thở mới có thể thở được.
Chính vì vậy, việc bảo vệ phổi là điều vô cùng cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào. Bảo vệ phổi hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa tác nhân gây tổn thương cho phổi, từ đó phòng ngừa các bệnh kể trên.
Các biện pháp bảo vệ phổi giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh
Biện pháp giúp bảo vệ phổi, phế quản
-Để giúp lá phổi luôn khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tránh xa thuốc lá và khói thuốc.
- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Tập thể dục cho phổi, phế quản.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh…
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55