Điều trị bảo tồn tuyến vú cho bệnh nhân ung thư
Điều trị ung thư không đoạn nhũ
Ngay khi tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, câu đầu tiên chị Thanh Hương (55 tuổi, Đồng Nai) hỏi người nhà: "Còn hay mất?". Khi biết vẫn còn nguyên bầu ngực, chị đã không ngăn được dòng nước mắt xúc động.
"Giờ nhớ lại câu hỏi lúc ấy, tôi không khỏi phì cười. Nhưng phụ nữ mà, dù có bao nhiêu tuổi hay trong tình trạng thế nào, ai cũng mong mình đẹp cả", chị Hương nhớ lại.
Tiếp xúc và chữa trị hàng nghìn ca ung thư vú gần 20 năm qua, bác sĩ Võ Kim Điền, chuyên khoa Ung bướu nội khoa và xạ trị, Trung tâm Hy Vọng, Bệnh viện FV chia sẻ, đối với các trường hợp phải đoạn nhũ, lúc khỏi bệnh cũng là khi họ sẽ phải sống tiếp chỉ với một bên ngực, thậm chí bị cắt bỏ cả hai. Phải đặt mình vào vị trí của họ, nhất là chị em doanh nhân, nghệ sĩ hay người làm công việc giao thiệp xã hội mới thấu hiểu mất đi bộ ngực ảnhBệnh nhân bị ung thư vú được cắt khối bướu và một phần mô tuyến vú xung quanh, kết hợp xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư, giúp giữ lại bầu ngực. hưởng thế nào đến sự tự tin, niềm vui sống của họ.
Bác sĩ Điền chia sẻ thêm, có những giai đoạn của ung thư vú, việc cắt bỏ một hay cả hai bầu ngực là giải pháp ưu tiên, nhưng đoạn nhũ (phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú) không phải là phương pháp chữa trị duy nhất. Phương pháp phổ biến thứ hai là phẫu thuật bảo tồn tuyến vú - kết hợp xạ trị. Bác sĩ chỉ cắt khối bướu và một phần mô tuyến vú xung quanh khối bướu, sau đó xạ trị bổ sung nhằm loại bỏ tế bào ung thư. Với phương pháp này, bệnh nhân vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường.
Bác sĩ Võ Kim Điền, chuyên khoa Ung bướu nội khoa và Xạ trị, Trung tâm Hy Vọng, Bệnh viện FV tư vấn cho bệnh nhân.
"Hiện nay, ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ điều trị thành công có thể lên đến hơn 80%. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm thì gần như không cần phải đoạn nhũ. Tự khám vú và tầm soát định kỳ ung thư vú rất quan trọng với phụ nữ, nhất là chị em trên 40 tuổi", bác sĩ Điền nói thêm.
Đồng hành cùng bệnh nhân chiến đấu với ung thư
Khi biết mắc ung thư vú, câu hỏi hiện ra trong tâm trí hầu hết bệnh nhân nữ là có phải cắt bỏ tuyến vú hay không? Về nỗi lo này, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV theo đuổi tôn chỉ điều trị bảo tồn, nghĩa là vừa chữa ung thư vú vừa cố gắng giữ nguyên vẹn bộ ngực cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống lành lặn và mãn nguyện sau điều trị là mục tiêu lớn nhất.
Bác sĩ Điền cho biết thêm, trung tâm thiết lập và tuân thủ quy trình điều trị chuẩn quốc tế không đổi suốt 15 năm qua. Cụ thể, tất cả các trường hợp ung thư, trong đó có ung thư vú, đều được đưa ra thảo luận tại các hội chẩn đa chuyên khoa hàng tuần với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, phẫu thuật, nội khoa, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh... nhằm đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân; hiệu quả và bảo tồn tối đa, ít tác dụng phụ nhất có thể.
Các bác sĩ tham gia hội chẩn đa chuyên khoa nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Trung tâm Hy Vọng là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Xạ trị điều biến thể tích cung quay (VMAT), kết hợp kỹ thuật chụp CT mô phỏng kiểm tra trong khi xạ trị (Cone beam CT) và kỹ thuật điều phối nhịp thở chủ động (ABC - Active breathing coordinate) giúp xác định vị trí và hình dạng khối bướu kể cả những khối bướu di động, từ đó, góp phần tăng độ chính xác và hiệu quả điều trị. Kỹ thuật điều biến thể tích cung quay giúp rút ngắn thời gian xạ trị nhưng có thể đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Công nghệ xạ trị VMAT tiên tiến giúp rút ngắn thời gian xạ trị, góp phần bảo tồn được các mô lành, giảm tác dụng phụ.
Bên cạnh hệ thống trang thiết bị tiên tiến và đồng bộ, đơn vị còn có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia quốc tế và Việt Nam giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư. Trưởng khoa Trung tâm Hy Vọng - bác sĩ Basma M’Barek có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xạ trị tại các bệnh viện lớn ở Pháp như Bệnh viện Ung thư Gustave Roussy; Bệnh viện trường Đại học Saint Louis; Bệnh viện Le Raincy Montfermel. Bác sĩ còn là thành viên Hội Xạ trị châu Âu (ESTRO).
Đối với từng ca bệnh, các bác sĩ sẽ dành thời gian tư vấn tường tận cho từng bệnh nhân và gia đình, giúp họ hiểu rõ tình trạng bệnh, hành trình điều trị, từ đó mang lại niềm tin để chiến đấu với ung thư.
Trải qua đến 30 lần xạ trị, chị Thanh Hương chia sẻ, chị từng lo lắng và nản chí muốn bỏ cuộc nhưng các bác sĩ và kỹ thuật viên xạ trị tại Trung tâm Hy Vọng luôn ân cần hỏi thăm, tận tình chăm sóc. Giờ nhớ lại những ngày ấy, chị cảm thấy may mắn vì như có hai gia đình, một ở nhà và một ở bệnh viện.
Tại Trung tâm Hy Vọng, điều trị ung thư không chỉ là tiêu diệt khối bướu mà còn giúp nâng đỡ tinh thần, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân suốt hành trình điều trị và mang lại cuộc sống trọn vẹn sau điều trị.
Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55