Cắt túi mật sống được bao lâu, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Đứng trước chỉ định phải cắt bỏ túi mật, rất nhiều người bệnh lo lắng liệu cắt túi mật sống được bao lâu? Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn này và có lựa chọn đúng đắn.
Tuổi thọ của người bệnh sau cắt túi mật
Thực tế chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật có làm giảm tuổi thọ của người bệnh hay không. Thế nhưng chắc chắn rằng túi mật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số bất lợi về sức khỏe. Trong đó, một trong biến chứng có tỷ lệ cao nhất sau cắt túi mật là tiêu chảy. Tỷ lệ này chiếm đến 17% trên tổng số ca đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đây cũng là lý do khiến các bác sĩ cân nhắc trước khi chỉ định cắt túi mật trong các trường hợp rủi ro cao như:
- Sỏi mật kích thước > 3cm, thành túi mật bị vôi hóa, túi mật "sứ"
- Sỏi mật gây biến chứng gây viêm túi mật cấp, ung thư túi mật, viêm tụy…
- Polyp túi mật có kích thước > 10mm.
Với các trường hợp còn lại, ví dụ như khi sỏi mật chưa gây biến chứng, sử dụng thuốc, tán sỏi qua da và bổ sung thảo dược hỗ trợ bào mòn sỏi sẽ là lựa chọn ưu tiên để bảo tồn túi mật.
Điều gì xảy ra khi cơ thể không còn túi mật?
Đầu tiên, dịch mật được gan sản xuất sẽ được đổ trực tiếp liên tục xuống ruột non mà không có sự điều tiết của túi mật. Điều này sẽ gây ra tình trạng khi thì thiếu dịch mật tiêu hóa chất béo khiến người bệnh bị đầy trướng, chậm tiêu, khi lại thừa dịch mật gây tiêu chảy, đi lỏng.
Tiếp theo, khoảng 5 - 30% người bệnh sau cắt túi mật sẽ gặp hội chứng sau cắt túi mật (PCS). Hội chứng này là tình trạng xuất hiện các cơn đau quặn mật hoặc đau hạ sườn phải kết hợp với nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác tương tự như khi người bệnh chưa cắt túi mật.
Hội chứng sau cắt túi mật có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật. Tình trạng này thường kéo dài vài tháng nhưng cũng có khi là vài năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.
Giải pháp giúp tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật cắt túi mật
Để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu, đau bụng hay sỏi tái phát sau cắt túi mật, người bệnh nên áp dụng các lời khuyên sau:
Có thực đơn ăn uống phù hợp, khoa học
Trong những ngày đầu sau mổ, thực đơn cho người cắt túi mật nên ưu tiên các món dễ tiêu, dạng lỏng như cháo súp và chia nhỏ bữa ăn để tránh gây gánh nặng lên hệ thống tiêu hóa. Đồng thời, bạn nên:
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như mỡ, da, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt trâu…
- Thay các món chiên, xào, rán sử dụng nhiều dầu mỡ thành các món luộc, hấp
- Dùng chất béo thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, quả bơ…
- Tăng dần lượng chất xơ từ rau xanh, trái cây theo đáp ứng của cơ thể.
Bổ sung thảo dược giúp hỗ trợ ngăn sỏi mật tái phát
Nguyên nhân sỏi mật không chỉ có một mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố: suy giảm chức năng gan, vận động đường mật (ứ trệ dịch mật), nhiễm khuẩn. Vì thế để giúp bào mòn sỏi mật hay phòng sỏi tái phát đều cần các thảo dược:
- Giúp tăng cường chức năng gan như Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử
- Giúp tăng co bóp túi mật, lợi mật như Uất kim, Chỉ xác, Kim tiền thảo
- Giúp kháng khuẩn, kháng viêm như Sài hồ, Hoàng bá.
Thảo dược nào cũng có tác dụng tốt với gan, mật nhưng để đạt hiệu quả cao, nên có sự phối hợp của cả 8 thảo dược. Điều này sẽ tạo ra tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, từ đó giúp giảm đau, đầy trướng, hỗ trợ bào mòn sỏi và ngăn sỏi xuất hiện trở lại.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe sau mổ cắt túi mật
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp sau cắt túi mật mà bạn nên tham khảo để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Cắt túi mật có uống sữa được không?
Người bệnh đã cắt bỏ túi mật vẫn có thể uống sữa. Tuy nhiên nên chọn các loại sữa ít béo, sữa đậu nành thay vì sữa nguyên chất. Bởi sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo khá cao, dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.
Thực phẩm nào có lợi cho người sau cắt túi mật?
Khi không còn túi mật, việc hấp thu chất béo sẽ gặp trở ngại. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như táo, chuối, bưởi, cam, lê, dâu tây, các loại đậu, rau xanh, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Tuy nhiên trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ăn vừa phải, tăng dần số lượng để cơ thể có thời gian thích nghi.
- Các loại thực phẩm ít chất béo như thịt lợn nạc, thịt gà trắng hay gà tây, cá (cá tuyết, cá bơn) hoặc các chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa hoặc trái bơ.
Ngoài ra, bạn cũng hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên các món ăn dễ tiêu như cháo súp trong những ngày đầu sau mổ để hồi phục nhanh hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ cắt túi mật sống được bao lâu, cắt túi mật có ảnh hưởng gì không. Nếu có chế độ ăn khoa học kết hợp bổ sung các thảo dược giúp hỗ trợ ngăn sỏi tái phát, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh khi không có túi mật.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55