Người đàn ông 31 tuổi bị đột quỵ tim do hút thuốc lá
Vốn không có tiền sử bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao… nhưng chỉ xuất phát từ một cơ đau ngực nhẹ, người đàn ông 31 tuổi được chuẩn đoán bị đoạt quỵ tim, phải can thiệt y tế để điều trị.
Anh N.A.Đ. (Phú Thọ) cho biết: Khoảng 3 giờ sáng cùng ngày nhập viện, khi đang nằm ngủ, anh thấy lạnh, nhói nhẹ ở tim.
Sau đó, đến 4 giờ, cơn đau tăng nhiều, mồ hôi ra ướt áo. Đến khoảng gần 6 giờ sáng, anh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và chuyển đến Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội).
Tại Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cho thấy: tăng men tim, mỡ máu khá cao. Bệnh nhân giảm chức năng tim, vận động và giảm chi phối động mạch vành.
Bệnh nhân 31 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ tim do hút thuốc lá. Ảnh: vtv.vn
Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá (6 - 7 điếu mỗi ngày). Các bác sĩ nhận định ban đầu bệnh nhân có thể đau ngực do vấn đề co thắt mạch vành.
Tuy nhiên, khi chụp mạch vành, các bác sĩ nhận thấy: tắc hoàn toàn nhánh mạch chính. Bệnh nhân được đặt stent, sử dụng thuốc trợ tim.
Thông tin từ Trưởng khoa Tim mạch, Bác sĩ Bùi Long cho biết, sau can thiệp, bệnh nhân còn mệt, vẫn còn dấu hiệu của suy tim - hậu quả của nhồi máu cơ tim. May mắn, bệnh nhân còn trẻ, thể lực tốt, không mắc bệnh nền.
Sau 4 ngày, bệnh nhân khỏe, huyết áp ổn định, không dùng thuốc trợ tim và đang dùng thuốc dự phòng. Dự kiến bệnh nhân có thể ra viện vào tuần sau.
Đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi nhất 31 tuổi bị đột quỵ tim bệnh viện từng tiếp nhận điều trị.
Bác sĩ Bùi Long thông tin thêm, hiện nay, với bệnh lý tim mạch, không quan trọng tuổi tác mà cần lưu ý các yếu tố nguy cơ. Trong đó, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh lý tim mạch.
Trong thuốc lá, có chất nicotin là chất có hại trên mạch máu, gây suy giảm chức năng nội mạc động mạch dẫn đến giảm tổng hợp nitơ oxit - 1 trong những chất có lợi cho mạch máu.
Chính sự suy giảm, suy yếu chức năng nội mạc của động mạch vành, đông mạch não, hay các động mạch khác nói chung, thường là các động mạch nhỏ dẫn đến dễ bị co thắt mạch, dễ lắng đọng các mảng xơ gây chít hẹp động mạch. Khi các mảng xơ vữa này không ổn định, có thể nứt vỡ dẫn tới hình thành các cục máu đông thứ phát gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não gây đột quỵ.
Ngoài ra, bên cạnh thuốc lá, tăng mỡ máu cũng là một yếu tố cần lưu ý. Ở người bị tăng mỡ máu cần chú ý yếu tố gia đình và đột biến gen. Với người trẻ mà mỡ máu tăng cao không liên quan đến chế độ ăn uống thì phải test gen gây ra tăng mỡ máu. Những bệnh nhân này yếu tố gây ra bệnh tim mạch có thể đến rất sớm.
Bác sĩ khuyến cáo:
Người trẻ cần duy trì sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động, tập luyện thể thao. Ăn uống điều độ, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Cần thăm khám sức khỏe định kì.
Link nguồn:
https://congluan.vn/nguoi-dan-ong-31-tuoi-bi-dot-quy-tim-do-hut-thuoc-la-post108512.html
Theo congluan.vn
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- 7 bước theo dõi và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà
24/01/2024 - 15:20:40
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên da
20/06/2023 - 14:06:54
- Mổ tim cho người bệnh không nói, không thở được bằng miệng
14/06/2023 - 15:50:38
- Người bệnh huyết áp thấp nên lưu ý gì trong ngày hè
29/05/2023 - 10:15:51