Thực hư thông tin Bệnh viện Bạch Mai bán thuốc rởm
Liên quan đến vụ việc anh Nguyễn Văn Thoại (SN 1977, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) tố nhà thuốc số 8, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bán thuốc rởm, lãnh đạo bệnh viện đã phản hồi thông tin này với báo chí.
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho hay cơ quan này hiện có 9 nhà thuốc, đều do bệnh viện trực tiếp quản lý. Thuốc bán ra đến tay người sử dụng theo quy định của pháp luật, đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ.
Theo GS.TS Trần Nhân Thắng, Trưởng khoa Dược, khi nhận được phản hồi về việc viên thuốc con nhộng của bệnh nhân Thoại bị vỡ tách làm đôi, bệnh viện đã ngay lập tức tiến hành kiểm tra tất cả lô thuốc Provini 500 mg (loại thuốc anh Thoại phản ánh).
“Số thuốc của bệnh nhân Thoại chỉ bị vỡ một viên. Vỉ thuốc bệnh nhân cầm đến đã uống hết 6 viên, còn lại 4 viên, trong đó 1 viên thuốc bị gãy đôi rơi bột thuốc ra ngoài. Thực chất, thuốc con nhộng, khi bị vỡ, bột thuốc rơi ra như vậy chứng tỏ thuốc chất lượng tốt, nếu thuốc bị vón cục mới có vấn đề về chất lượng”, GS Thắng cho hay.
GS Trần Nhân Thắng, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin về sự việc
Đại diện bệnh viện Bạch Mai nhận định nguyên nhân dẫn tới việc viên thuốc của bệnh nhân Thoại bị vỡ là do tác động cơ học trong quá vận chuyển, bảo quản.
“Để đảm bảo sự thận trọng, bệnh viện đã tạm dừng lưu hành loại thuốc Provini 500 mg ở tất cả nhà thuốc của bệnh viện đồng thời chủ động báo cáo về tình trạng của tất cả số thuốc còn trong kho về Bộ Y tế trước ngày 17/4”, Phó giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền thông tin.
Về phía đơn vị cung ứng thuốc, Bệnh viện Bạch Mai đã có yêu cầu giải trình về vụ việc và kiểm nghiệm lại chất lượng của lô thuốc này.
“Bệnh viện đã tiếp thu với tinh thần cầu thị, với trường hợp bệnh nhân Thoại, bệnh viện đã thu thuốc và hoàn tiền đối với bệnh nhân”, ông Hiền nói.
Theo ông Hiền, về nguyên tắc thuốc là hàng hóa đặc biệt, khi sử dụng sẽ có những tác dụng không mong muốn, khi đó bệnh viện sẽ thu hồi theo chỉ định của thầy thuốc. Vì vậy, nếu dùng thuốc theo đơn, bệnh nhân gặp những tác dụng phụ không mong muốn bắt buộc phải gặp bác sĩ chỉ định để được tư vấn bỏ hoặc đổi thuốc. Những thuốc thu hồi nếu không được bệnh nhân bảo quản đúng quy chuẩn sẽ bị hủy.
“Tôi thường xuyên phải ký các văn bản hủy các loại thuốc thu hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân trả lại thuốc phải có nguyên nhân. Hầu hết bệnh nhân của viện trả thuốc là do tác dụng không mong muốn. Bác sĩ phải xem xét để có y lệnh, chẳng hạn bệnh nhân có những tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa. Việc trả lại thuốc phải có quy trình chặt chẽ", Phó giám đốc bệnh viện nói.
Trao đổi thêm về quy trình trả lại thuốc, GS Thắng cho hay vấn đề này được quản lý chặt chẽ, trải qua nhiều bước với thời gian 5 ngày bệnh nhân mới được nhận lại tiền./.
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13