Sau khi uống thuốc ho siro, hai trẻ bất ngờ ốm nặng rồi trở nên lú lẫn
Thuốc được ví như con dao hai lưỡi bởi nếu dùng sai cách, sai liều lượng sẽ dễ gây ra hậu quả khôn lường và thuốc ho dưới dạng siro cũng không ngoại lệ.
Điển hình là trường hợp thương tâm của một đứa bé trai 4 tuổi, sau khi ba mẹ đón đi học về đã phải nhập viện gấp trong tình trạng lơ mơ, lú lẫn.
Qua quá trình tìm hiểu, bé trở nên như vậy là do người bảo mẫu đã cho uống thuốc ho để bé ngủ nhanh và không quấy khóc.
Trước đó, cũng từng có một trường hợp tương tự của cô bé 14 tuổi rơi vào trạng thái không bình thường, mất ý thức sau khi uống 2 – 3 thìa thuốc siro ho chứa codeine trong suốt 15 ngày.
Thực tế, cô bé đã không vượt quá liều siro ho khuyến nghị hàng ngày (3 – 6 thìa) nhưng đã quá liều dùng tối đa được khuyến nghị cho 3 ngày điều trị.
Theo hồ sơ bệnh án, cô bé sau đó trở nên lú lẫn, ngủ tới 20 tiếng đồng hồ trong ngày và thường xuyên bị các cơn đau đầu hành hạ.
Trước các triệu chứng trên, bệnh nhân nhỏ tuổi này đã bộc lộ các triệu chứng giống cảm cúm trong suốt thời gian 15 ngày dùng thuốc khiến em phải xin nghỉ học.
Kết quả kiểm tra cho thấy, mỗi thìa siro chứa 15mg codeine và cô bé đã hấp thụ tổng cộng 450 – 675mg chất này trong 15 ngày, thay vì mức tổng liều dùng khuyến nghị tối đa là 270mg cho bất kỳ đợt điều trị nào.
Xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính với codeine và không có sự tồn tại của chất nào khác trong đó.
Nhiều trẻ nhỏ tử vong sau khi dùng dược phẩm có chứa codeine
Các bác sĩ cảnh báo, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được ghi nhận tử vong sau khi dùng codeine.
Ở Anh, cơ quan quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khuyến nghị không nên cho người dưới 18 tuổi dùng thuốc ho dạng nước, chứa codeine.
Với những trẻ biếng ăn, ngủ kém có thể do rối loạn chức năng sinh lý và cơ thể trẻ sẽ tự thích nghi, điều chỉnh mà không cần lạm dụng đến thuốc.
Trong các trường hợp trẻ bắt buộc dùng đến thuốc, bác sĩ Nguyễn Thu Hằng – bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo không nên dùng các loại siro lâu dài để kích thích ăn ngon vì cơ thể trẻ có nguy cơ lệ thuộc thuốc hoặc có thể phản tác dụng.
Ngoài ra, bác sĩ Hằng còn đưa ra lời khuyên khi các mẹ sử dụng thuốc dạng siro cho trẻ cần lưu ý không cho trẻ uống siro trước bữa ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa.
Mặt khác, đường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu tăng lên gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.
Hơn nữa, không nên cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua, làm hỏng men răng, gây sâu răng.
Quan trọng, khi cho trẻ uống cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ, tốt nhất cần tham khảo ý các bác sĩ chuyên khoa để tránh những điều ngoài ý muốn xảy ra.
Tin nổi bật
- Dùng thuốc tránh thai dạng viên gây tăng cân, cách nào khắc phục?
13/10/2022 - 09:30:31
- Cảm lạnh thông thường và bệnh cúm, phân biệt thế nào để dùng thuốc hiệu quả?
04/10/2022 - 09:35:50
- Cảnh giác nguy cơ tự tử khi dùng thuốc trị tăng động giảm chú ý
04/10/2022 - 09:29:49
- 12 tác dụng phụ do hóa chất điều trị ung thư và cách xử trí
03/10/2022 - 09:26:49
- Bỏ ngay 10 thói quen xấu này vì nó gây hại cho bạn
29/01/2021 - 15:36:43
- Lưu ý dùng thuốc khi cảm lạnh
28/01/2021 - 14:48:48