Những điều cần biết về ngộ độc thủy ngân ở trẻ em
Chăm sóc con trẻ hàng ngày nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận trẻ sẽ rất dễ hít, nuốt và chạm phải thủy ngân, gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em hiện nay đang là vấn đề đáng lưu tâm và các bậc phụ huynh đều rất lo lắng. Nếu không được phát hiện kịp thời cũng như có biện pháp điều trị thì tình trạng nguy hiểm rất dễ xảy ra, nguy cơ tử vong cao. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em chính là nghĩa vụ và quyền hạn của tất cả mọi người. Do đó, ngộ độc thủy ngân hay bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến trẻ đều cần một sự quan tâm nhất định.
Ngộ độc thủy ngân là gì?
Trẻ em dễ bị ngộ độc thủy ngân do tiếp xúc, hít hoặc nuốt phải
Ngộ độc thủy ngân là tình trạng cơ thể nuốt, hít hoặc chạm phải thủy ngân ở nhiều mức độ khác nhau và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Chất thủy ngân sẽ tích tụ lâu ngày và tác động xấu đến cơ thể như ngộ độc, đau bụng, gây thoái hóa thần kinh, ảnh hưởng đến phát triển tế bào khác.
Thủy ngân tồn tại ở nhều dạng khác nhau như là vô cơ và hữu cơ. Trẻ em nếu bất cẩn hoặc thiếu đi sự chăm sóc của cha mẹ đều rất dễ bị ngộ độc thủy ngân.
Trẻ em sơ ý bị nuốt phải thủy ngân đang là vấn đề mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Theo thống kê, năm 2001 có đến hơn 21.000 cuộc gọi hỏi về ngộ độc thủy ngân. Và trong số đó, 80% các trường hợp là ngậm phải nhiệt kế bị vỡ. Tại các bệnh viện nhi ở Việt Nam, đa số các trường hợp nhập viện do nuốt trúng thủy ngân đều xuất phát từ nhiệt kế bị vỡ.
Nguyên nhân khiến trẻ em bị ngộ độc thủy ngân
Nhiệt kế bị vỡ là nguyên nhân trẻ nuốt phải thủy ngân
Như đã nói trên, nguyên nhân chính của các trường hợp nhập viện do ngộ độc thủy ngân đều là ngậm phải nhiệt kế bị vỡ. Nhiều cha mẹ không để ý, trẻ em sẽ lấy nhiệt kế ngậm và còn cắn mạnh. Như vậy, khi nhiệt kế bị vỡ, một lượng lớn thủy ngân sẽ đi vào cơ thể trẻ và dẫn đến ngộ độc nhanh chóng.
Thủy ngân hiện diện trong khá nhiều loại thức ăn, thuốc và môi trường sống của con người. Nó được dùng để sản xuất hóa chất, dùng trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Thủy ngân có trong nhiệt kế, máy đo huyết áp, các thiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn, dùng điều chế thuốc sát trùng và thậm chí là có trong các loại hải sản… Cũng chính sự tồn tại đa dạng của nó mà đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng bị ngộ độc thủy ngân hơn khi tiếp xúc không đúng cách.
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân
Để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, các bậc phụ huynh cần lưu ý hơn đến các biểu hiện ngộ độc thủy ngân ở trẻ.
Trẻ bị ngộ độc thủy ngân thường sẽ có những triệu chứng như khó chịu, đau bụng, nôn ói, ho sặc sụa, cơ thể tím tái,… Đây là những dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân dễ thấy nhất. Nhiều cha mẹ chắc chắn sẽ nhầm lẫn đây là biểu hiện của các căn bệnh thường gặp như cảm, sốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi có sự nghi ngờ trẻ bị ngộ độc hay mắc bệnh gì đều cần đưa đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những nguy hiểm khi trẻ bị ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân là dạng chất độc có khả năng tích lũy sinh học, nó dễ dàng hấp thụ qua da, bộ phận hô hấp và tiêu hóa.
Nếu trẻ nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế thì thường sẽ không bị ngộ độc do nó đi qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tắc ruột, viêm ruột thì thủy ngân hấp thụ qua đường uống sẽ nhiều hơn. Nếu khi hít nhiều thủy ngân, theo thời gian, chất độc này sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên những tổn thương nhất định đến tế bào não. Nó làm chậm quá trình vận chuyển chất đến các tế bào thần kinh. Nếu nặng hơn là làm liệt, gây điếc, tổn thương não nặng mà khó có khả năng phục hồi.
Như vậy, ngộ độc thủy ngân sẽ làm ảnh hưởng nặng nề tới não của trẻ. Đây là bộ phận quan trọng nhất điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Do đó nếu não bị tổn thương thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm.
Ngộ độc thủy ngân gây ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thủy ngân?
Cha mẹ cần có những kỹ năng cơ bản để xử lý ngộ độc thủy ngân ở trẻ. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải bình tĩnh để tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất.
Nếu trẻ bị nuốt phải thủy ngân do nhiệt kế bị vỡ thì cha mẹ cần nhẹ nhàng lấy bỏ nhiệt kế ra khỏi miệng trẻ. Cần thực hiện chậm rãi để tránh làm trẻ bị sợ và lượng thủy ngân vào cơ thể trẻ sẽ nhiều hơn. Sau đó đưa trẻ ra khỏi phòng để tránh thủy ngân bay hơi bám vào quần áo, dụng cụ trong phòng. Rửa sạch tay của trẻ và cả bản thân để loại bỏ thủy ngân. Thay quần áo cho trẻ và loại bỏ thủy ngân bám trên quần áo bằng cách ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 80 độ C. Dọn dẹp các hạt thủy ngân bị rơi ra bằng bao tay.
Trong các trường hợp trẻ nuốt phải thủy ngân thì cần tìm cách để trẻ nôn hết ra. Nếu không được thì hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để điều trị. Đồng thời, cần đưa trẻ ra nơi không khí thoáng mát, tránh bị ngộp thở khi bị hít phải thủy ngân.
Trên đây là cách sơ cứu ngộ độc thủy ngân ở trẻ mà cha mẹ cần nghi nhớ. Để tránh các nguy cơ có thể xảy ra, cha mẹ cần có thời gian chăm sóc con cái cẩn thận, không nên cho trẻ ở một mình quá lâu. Đồng thời, các dụng cụ y tế cần để xa tầm tay của trẻ và sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng nhất.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39