Ngày Tết nỗi lo nhập viện của nhiều người
Ngày Tết là thời điểm các bệnh mãn tính có thể diễn biến nguy hiểm nếu bệnh nhân lơ là hoặc ăn quá nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ảnh minh họa
Nỗi lo nhập viện
Tết năm ngoái, ông Vũ Văn Minh – Hoàng Mai, Hà Nội phải nhập viện do cơn tăng huyết áp lên đột ngột. Ông Minh cho biết ông có tiền sử cao huyết áp nhưng nghĩ bệnh bình thường nên không chịu đi viện khám. Đến mùng 2 Tết, bỗng dưng ông Minh thấy hoa mày, chóng mặt, vã mồ hôi và thở nhanh hơn.
Sợ ông đột quỵ nên vợ ông đã vội vàng gọi xe cấp cứu. Khi vào tới viện bác sĩ cho biết ông bị tăng huyết áp . Huyết áp lúc này bác sĩ đo tăng lên tới 160 mm/hg . Nguyên nhân chỉ vì ông quên không uống thuốc tăng huyết áp trong mấy ngày Tết.
Hay như trường hợp của bệnh nhân Bùi Văn Hậu – 62 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội phải vào viện cấp cứu vì bị tăng đường huyết đột ngột. Ông Hậu có tiền sử đái tháo đường mới phát hiện được hơn 1 năm. Tuy nhiên, ông Hậu vẫn chủ quan cho rằng bệnh đái tháo đường là bệnh bình thường và cả năm mới có ngày Tết nên ông cho mình được thả phanh.
Đến chiều 30 Tết, ông Hậu cảm thấy mình mệt, đầu ocs quay cuồng, chân tay mất cảm giác, luôn thấy khát nước. Ông đo đường huyết lên tới 22 mmol/l. Gia đình ông vội vàng đưa ông vào viện.
Theo như ông Hậu mấy ngày Tết ông ăn uống thả phanh, không tập thể dục thường xuyên dẫn đến đường máu tăng cao đột ngột. May mà đi khám bệnh kịp thời.
Còn trường hợp của bà Nguyễn Thị Lan – 56 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội nhập viện trong tình trạng hôn mê. Bà Lan có cảm giác mệt mỏi đau đầu từ hôm trước nhưng vì kiêng đầu năm đã đi viện sợ đen đủi nên bà ở nhà uống thuốc và đến khi tình trạng bệnh xấu đi thì đưa vào viện đã muộn.
Bác sĩ chẩn đoán bà bị chảy máu não trên nền bệnh đái tháo đường. Sau 3 ngày nằm viện gia đình xin về lo hậu sự.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết ngày Tết trở thành mùa kinh hoàng của những người bị bệnh mãn tính bởi họ có thể nhập viện bất cứ lúc nào và trong tình thế sẵn sàng đi viện.
Làm gì vào ngày Tết?
PGS Nam cho biết vào ngày Tết những bệnh nhân có tiền sử bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính… cần hết sức chú ý sức khỏe của mình.
Những người bệnh này vào ngày Tết phải có chế độ ăn uống, chăm sóc riêng và luôn luôn phải kiểm soát được sức khỏe của mình bởi những bệnh này có thể diễn biến nhanh và khiến người bệnh rơi vào nguy hiểm.
Trong những ngày Tết, người bệnh bệnh mãn tính phải chuẩn bị cho mình kiến thức về ăn uống, phải được bác sĩ tư vấn cặn kẽ ăn uống ra sao để ngày xuân trở thành ngày vui không phải là ngày vào viện cấp cứu.
Những bệnh nhân mãn tính đầu tiên phải chuẩn bị thuốc trong những ngày Tết. PGS Nam cho biết quan trọng nhất trước tết người bệnh nên đến bệnh viện khám trước để được bác sĩ đánh giá bệnh như thế nào. Sau đó bác sĩ hướng dẫn chuẩn bị thuốc để sẵn trong đó liều lượng thế nào, sử dụng như thế nào cho hợp lý.
Thuốc chuẩn bị vừa đủ dùng vì bệnh mãn tính có khi diễn biến phức tạp phải thay thuốc nên để dư thừa gây lãng phí. Việc săn sóc cho bệnh nhân mãn tính cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân bị bệnh mãn tính người thân trong gia đình cần biết kinh nghiệm chăm sóc người bệnh.
Những người già, người bệnh mãn tính lâu năm PGS Nam cho rằng ngày Tết luôn luôn phải có người chăm sóc sẵn sàng trong tình trạng nhập viện cấp cứu.
Ăn uống vừa đủ không được ăn quá nó, quá say vì nguy hiểm cho người bệnh mãn tính.
Ở nước ngoài có mô hình bác sĩ gia đình, ngày Tết, ngày nghỉ người bệnh thấy khó chịu, họ sẽ gọi cho bác sĩ gia đình và bác sĩ sẽ làm bài test đánh giá người bệnh như nào để xem có cần nhập viện không. Nhưng ở Việt Nam chưa có tuy nhiên người bệnh có thể hỏi bác sĩ điều trị cho mình trong dịp Tết xin tư vấn như thế nào và có thể gọi cho bác sĩ khám bệnh cho mình thường xuyên.
Tuy nhiên, PGS Nam e ngại nhất là tâm lý của người Việt lại kiêng ngày Tết đến bệnh viện, gặp bác sĩ nên không làm điều đó. Đây là quan niệm sai lầm. Bởi vì bác sĩ Nam cho biết người bệnh ngại vào viện bệnh có thể nặng lên thậm chỉ gây nguy hiểm. Bác sĩ Nam gặp không ít trường hợp e dè vào viện dẫn đến khi vào viện bệnh nặng, bệnh nhân tử vong.
Khánh Ngọc
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39