Mệt, khó thở, đau tức ngực....không ngờ mắc bệnh hiếm gặp
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 vừa phẫu thuật thành công một trường hợp phình tĩnh mạch chủ trên hiếm gặp.
Bệnh nhân là bà T.L 43 tuổi, nhà ở Long Mỹ, Hậu Giang, có tiền sử tăng huyết áp. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, khoảng 2 tuần trước nhập viện, bà T.L cảm thấy mệt, khó thở, đau tức ngực sau xương ức, mức độ đau và khó thở tăng dần. Bà T.L được thăm khám ở một bệnh viện, sau đó chuyển viện Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám cẩn thận và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả chụp X quang phổi cho thấy khối choán chỗ trung thất trước, lệch phải. CT-scan ngực có cản quang: Phình tĩnh mạch chủ trên dạng túi, kích thước 4 x 5.5cm. Kết quả siêu âm tim, điệm tâm đồ... trong giới hạn bình thường.
Hình ảnh túi phình tĩnh mạch chủ trên của bệnh nhân.
Bệnh nhân được các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, chẩn đoán: "Phình tĩnh mạch chủ trên dạng túi". Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt túi phình (với đường kính túi phình là 4x6 cm).
Sau phẫu thuật bệnh nhân hết đau tức ngực, hết khó thở và được xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật.
Qua trường hợp này BS.CK1 Huỳnh Văn Cường, khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 khuyến cáo:
Túi phình tĩnh mạch chủ trên sau khi cắt dọc. Ảnh BSCC
Tĩnh mạch chủ trên là một tĩnh mạch chính trong cơ thể, giúp dẫn lưu máu từ vùng đầu, cổ, ngực và cánh tay về tim. Nếu phình tĩnh mạch chủ, cũng như phình các động mạch lớn nguy cơ vỡ rất cao và khi đã vỡ thì hầu như không thể cứu sống được bệnh nhân. BS Cường nhấn mạnh.
Được biết trước đó, Bệnh viện Nhân Dân 115 nhận được thông báo hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Quận Tân Phú qua hệ thống báo động đỏ liên viện cứu sống người đàn ông 33 tuổi đã dùng dao đâm thấu tim mình để kết thúc sự sống vì buồn chuyện tình cảm.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, nguy kịch do bị vết thương tim đặc biệt nguy hiểm. Trong cuộc mổ cấp cứu, ê kíp bác sĩ của 2 bệnh viện ghi nhận, khoang màng tim bệnh nhân chứa 100g máu cục và 400ml dịch máu loãng. Nhát dao sắc lẹm bệnh nhân tự đâm vào lồng ngực đã xuyên thủng màng tim và thất phải (khoảng 6mm). Các bác sĩ đã truyền máu bổ sung, khâu vết thương tim, đóng lồng ngực cho bệnh nhân đồng thời tiến hành hồi sức tim phổi tích cực. Sau đó, bệnh nhân may mắn được bác sĩ phẫu thuật cấp cứu giữ lại sinh mạng khi đã cận kề “cửa tử”.
Nguyễn Vũ
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- 7 bước theo dõi và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà
24/01/2024 - 15:20:40
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên da
20/06/2023 - 14:06:54
- Mổ tim cho người bệnh không nói, không thở được bằng miệng
14/06/2023 - 15:50:38
- Người bệnh huyết áp thấp nên lưu ý gì trong ngày hè
29/05/2023 - 10:15:51