Mất trí nhớ tạm thời như cầu thủ Đức Huy có phải là bệnh tâm thần?
BS La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương lý giải về căn bệnh mất trí nhớ tạm thời.
Ngày 12/11 vừa qua, trong trận đấu giữa Iran và Việt Nam, tiền vệ Phạm Đức Huy có cú va chạm mạnh ở tình huống tranh chấp bóng bổng với cầu thủ của đội Iran.
Sau cú va chạm, dù có thể đứng dậy và đi lại bình thường nhưng HLV Park Hang Seo vẫn quyết định rút anh rời khỏi sân.
Cầu thủ Đức Huy (ở giữa) bị mất trí nhớ tạm thời sau cú va chạm với cầu thủ đội Iran.
Khi rời sân, Đức Huy đã không nhớ mình được ra sân thi đấu với Iran. Sau đó anh chỉ xác định được rằng mình vào sân một chút rồi rời sân.
Theo chia sẻ của Đức Huy, bác sĩ của đội nói anh đang bị mất trí nhớ tạm thời.
Sau cú va chạm gây ra chứng mất trí nhớ tạm thời cho cầu thủ Đức Huy, nhiều người thắc mắc đây là hiện tường gì, vì sao lại bị mất trí nhớ, BS La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã lý giải điều này.
Theo BS Cương, mất trí nhớ tạm thời là một dạng bệnh tâm thần. Bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già do tuổi già mà do suy giảm chức năng não bộ, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể bị căn bệnh này.
Những người bị mất trí nhớ tạm thời sẽ có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, có thể quên tên những người hàng xóm xung quanh, quên tên bạn, hay thậm trí quên cả tên những người thân thiết mà mình gặp hằng ngày hoặc quên những sự việc mình đã làm trong một thời gian nhất định.
Nhiều người bị mất trí nhớ tạm thời còn bị thay đổi tính cách (khó tính và thờ ơ, hay lo lắng, có những cách ứng xử khác thường, đặc biệt là dễ bị kích động).
Theo BS Cương, nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời là do chấn thương vùng đầu, do stress hoặc do sử dụng rượu hay sử dụng ma túy.
Một số người mất trí nhớ có thể toàn phần hoặc từng phần ký ức trong khoảng thời gian đó. Nguyên nhân là do sự rối loạn hóa học và sinh lý học thần kinh ở một vùng não gắn liền với sự hình thành trí nhớ.
Bệnh mất trí nhớ có thể điều trị được. Căn cứ vào nguyên nhân để bác sĩ điều trị để cho não dần hồi phục. Tuy nhiên, đối với người sử dụng rượu không nên coi nhẹ, ngoài việc lạm dụng rượu bia khiến người uống có thể có những hành vi không kiểm soát được, hoạt động não bộ bị rối loạn như vậy thường xuyên sẽ dẫn tới những tổn hại lâu dài.
BS Cương khuyến cáo, đối với những người rất khó làm các công việc hằng ngày một cách nhanh chóng hoàn thiện, hay quên, không nhớ đường đi và phương hướng: Ngay cả những địa điểm, con đường quen thuộc cũng không thể nhớ để đi tính cách thất thường, đôi khi trở nên khó tính và thờ ơ, hay lo lắng, có những cách ứng xử khác thường, đặc biệt là dễ bị kích động, xem ti-vi hàng tiếng mà không chán, ngủ nhiều hơn so với người bình thường hoặc bị chấn thương vùng đầu… cần được đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, mọi người cũng nên tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, luyện trí não thường xuyên và ăn các món ăn tăng cường trí nhớ.
Diệu Thu
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39