3 bệnh tim người cao tuổi hay gặp vào mùa lạnh và cách bảo vệ
Những người mắc bệnh về tim mạch và huyết áp nhất là người cao tuổi sẽ tăng cao vào mùa lạnh, vì thế cần chủ động phòng ngừa.
Các bệnh về tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
Loạn nhịp tim: Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 65 -70 lần/phút. Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim (thất, nhĩ) co bóp không theo tuần tự, sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Biểu hiện khi rối loạn nhịp tim là hồi hộp, tim đập nhanh, đôi khi chóng mặt và ngất xỉu.
Khi về già, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể gây ra tình trạng loạn nhịp tim, làm tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, không đều. Loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại không quá nguy hiểm như rung nhĩ nhưng một số khác rất nguy hiểm và cần điều trị ngay như nhịp nhanh thất.
Những người mắc bệnh về tim mạch và huyết áp nhất là người cao tuổi sẽ tăng cao vào mùa lạnh.
Bệnh động mạch vành: Bệnh do mạch vành là bệnh lý chỉ tình trạng lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch. Bệnh động mạch vành còn được gọi là suy tim động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Người già khi mắc bệnh này thường do nhiều nguyên nhân như huyết áp, nghiện bia rượu, thuốc lá, bị tiểu đường, cholesteron cao…Khi bị bệnh động mạch vành người bệnh bị đau thắt ngực dữ dội, cảm giác ngực bị bỏng rát, đau nhói kèm theo là hiện tượng khó thở, vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt…trường hợp nặng hơn dẫn đến nhồi máu cơ tim gây tử vong.
Đau tim: Đối với bệnh nhân bị đau tim thì thời gian là vàng vì càng phát hiện sớm biểu hiện của cơn đau tim và kịp thời điều trị thì hiệu quả càng cao và nguy cơ tử vong sẽ giảm.
Cơn đau tim (còn gọi là nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi một nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bít kín bởi một khối máu đông, gây thiếu máu cục bộ. Do bị mất nguồn cung cấp máu, một phần cơ tim sẽ bị chết. Hoại tử cơ tim gây đau ngực và dẫn tới tình trạng bất ổn điện của cơ tim, với biểu hiện rung thất (tâm thất co bóp hỗn loạn, đẩy máu đi không hiệu quả, gây thiếu máu não). Vì một lý do nào đó, bề mặt các mảng xơ vữa động mạch có thể bong ra, tạo điều kiện hình thành khối máu đông ngay trên bề mặt mảng xơ vữa này, khiến dòng máu chảy trong động mạch vành bị tắc hoàn toàn, dẫn tới cơn đau tim.
Quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch thường gia tăng ở những người hút thuốc, cao huyết áp, cholesterol máu tăng, bị bệnh tiểu đường...Khi bị đau tim ban đầu người bệnh chỉ thấy triệu chứng mơ hồ như cảm giác nằng nặng, tưng tức hoặc co thắt ở ngực – đó cũng chính là dấu hiệu chủ quan dẫn tới những tử vong đáng tiếc khi đến bệnh viện quá muộn vì lúc này trái tim của họ đã bị tổn thương quá nặng.
Luyện tập thể dục đều đặn, hợp lý giúp cải thiện bệnh tim mạch. Ảnh minh họa
Bảo vệ và phòng ngừa trái tim của người cao tuổi
Để bảo vệ và phòng ngừa bệnh, cả bệnh nhân và người nhà cần:
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tăng cường rau xanh và chất xơ, trái cây tươi. Hạn chế ăn các loại hoa quả đóng hộp.
- Luyện tập thể dục đều đặn, hợp lý nên đi bộ khoảng 30 phút/ ngày.
- Hạn chế mỡ béo, nên sử dụng mỡ chưa bão hòa đơn có trong dầu ô liu, dầu vừng, lạc.
- Dùng các nhóm thực phẩm như thịt lợn, cá, lòng trắng trứng, đậu nành, thịt bò, đó là nguồn protein có hàm lượng mỡ thấp.
- Tránh ăn nội tạng, thịt lợn mỡ, các loại thịt và đồ ăn chiên, rán…
- Giảm chế độ muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nếu thấy đau thắt ngực, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột thì gọi người thân, bác sĩ.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- 7 bước theo dõi và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà
24/01/2024 - 15:20:40
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên da
20/06/2023 - 14:06:54
- Mổ tim cho người bệnh không nói, không thở được bằng miệng
14/06/2023 - 15:50:38
- Người bệnh huyết áp thấp nên lưu ý gì trong ngày hè
29/05/2023 - 10:15:51