9 thực phẩm có thể gây hại cholesterol
Cà phê, đồ ăn cay, yến mạch, thịt vịt, mỳ ống… nếu không chế biến đúng cách và tiêu thụ lạm dụng dễ gây hại cho cholesterol.
Nhiều người tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao vì cho rằng chúng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hại cho tim. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết, không phải tất cả thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp đều tốt cho sức khỏe. Có một số loại thực phẩm xếp vào nhóm lành mạnh, nhưng khi được chế biến và sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cholesterol.
Cà phê: Nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm khi bụng đang đói, mức cholesterol có thể tăng vọt. Hợp chất cafetol trong cà phê đi vào cơ thể làm tăng mức độ cholesterol xấu (LDL). Do đó, mọi người nên uống cà phê, tiêu thụ đồ chứa caffein khi ăn no.
Uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng cholesterol xấu. Ảnh: Freepik
Đồ ăn cay: Nhiều người có thói quen ăn cay, món ăn của họ khi chế biến thường có nhiều ớt mới hợp khẩu vị. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn cẩn thận, ớt và các sản phẩm chế biến từ ớt dễ làm tăng cholesterol.
Ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt: Xu hướng ăn sáng bằng thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh như ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt... được nhiều người ưa chuộng. Nhóm thực phẩm này cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vì chúng chứa nhiều hợp chất cơ lợi cho sức khỏe tổng thể. Khi lựa chọn những loại thực phẩm này làm bữa ăn chính mỗi ngày, bạn nên chọn loại nguyên nhất, ít qua chế biến. Việc trộn chúng với nhiều sữa đặc, siro, chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến dư thừa chất béo bão hòa. Ngũ cốc hay các loại hạt qua nhiều công đoạn chế biến chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản cũng có nguy cơ làm tăng cholesterol xấu.
Tôm: Hải sản được khuyến khích cho người đang theo dõi lượng cholesterol, tôm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, người bình thường nên hạn chế lượng cholesterol ở mức 300 mg mỗi ngày và người mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao nên hạn chế ở mức 200 mg. Do đó, bạn nên cân đối lượng tôm tiêu thụ mỗi ngày thật cẩn thận, tránh làm tăng cholesterol không cần thiết.
Một số sản phẩm từ sữa: Sữa cung cấp canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn nên chọn những loại sữa không có chất béo và ít chất béo, để mức cholesterol được kiểm soát ở giới hạn an toàn.
Sữa và các sản phẩm từ giữa giàu canxi, vitamin D. Ảnh: Ảnh: Freepik
Thịt nội tạng: Các loại thịt nội tạng như gan, thận, dạ dày... có hàm lượng cholesterol cao hơn so với các loại thịt khác. Người mắc các vấn đề tim mạch chỉ nên tiêu thụ khoảng 100gr thịt nội tạng trong một tháng.
Mì ống: Mì ống vẫn chứa nhiều calo và carbs. Tiêu thụ ở mức vừa phải (khoảng 50gr mỗi ngày) an toàn cho tim, nhưng nếu tiêu thụ quá mức chúng có thể làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt trong cơ thể.
Thanh năng lượng: Sản phẩm này được đóng gói nhỏ, tiện lợi và được những người lựa chọn cho một bữa ăn nhanh. Thanh năng lượng được làm chủ yếu từ các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ nhưng chúng lại chứa lượng chất bão hòa khá cao.
Thịt vịt và ngỗng: Gà hay gà tây có hàm lượng cholesterol thấp, nhưng vịt và ngỗng đều có hàm lượng cholesterol cao. 100g thịt vịt hoặc ngỗng nấu chín, bỏ da có khoảng 128mg cholesterol.
Tin nổi bật
- 5 nguồn thực phẩm tự nhiên bổ sung chất điện giải
04/07/2024 - 10:08:17
- 7 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ
02/07/2024 - 10:21:44
- Uống nhiều nước ngọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh gì?
01/07/2024 - 10:09:00
- Ăn quá nhiều đường phá hủy cơ thể bạn như thế nào?
27/06/2024 - 09:56:06
- Ăn giấm táo thường xuyên có tốt cho tiêu hóa và giảm cân không?
26/06/2024 - 14:54:55
- 10 loại thực phẩm giúp nâng cao hiệu quả tập luyện
24/06/2024 - 10:57:24