Vắc-xin phòng cúm mùa do Việt Nam sản xuất chính thức được lưu hành
Vắc-xin IVACFLU-S cúm mùa do Việt Nam sản xuất phòng được 3 chủng virus là H1N1, H3N2 và cúm B.
IVACFLU-S cúm mùa phòng được 3 chủng virus là H1N1, H3N2 và cúm B
Chiều 15/1, tại thành phố Nha Trang, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế họp báo công bố giấy phép lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa IVACFLU - S do Viện sản xuất.
Theo IVAC, vắc-xin IVACFLU-S cúm mùa phòng được 3 chủng virus là H1N1, H3N2 và cúm B. Vắc-xin IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ. Vắc-xin dùng được cho cả người lớn và trẻ em.
Hiện nay, IVAC đang có khoảng 50.000 liều sẵn sàng đưa ra thị trường để tiêu thụ với giá khoảng 80-120 ngàn đồng/liều, giá thành giảm gần một nữa so với vắc-xin nhập từ nước ngoài.
Đơn vị đang phối hợp với 5 nhà phân phối gồm 1 ở miền Bắc, 2 ở miền Trung và 2 ở miền Nam để đưa vắc-xin này lưu hành. Trước mắt, các tỉnh hợp tác IVAC là Long An, Hải Phòng, Đồng Nai, Thái Bình, Khánh Hòa sẽ được cấp miễn phí từ 1.000- 10.000 liều tùy nhu cầu.
Theo tiến sĩ Dương Hữu Thái – Viện trưởng IVAC, đây là quá trình hợp tác sản xuất từ dự án của Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH), sự tài trợ của tổ chức BARDA thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi con người Hòa Kỳ.
Chính vì vậy, vắc-xin này đạt chất lượng tốt, tương đương với các tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Việc sản xuất thương mại vắc-xin cúm mùa nhằm tạo ngân sách nuôi cơ sở sản xuất vắc-xin tại Khánh Hòa để phục vụ khi đại dịch cúm có thể xảy ra.
IVACFLU - S sẽ được tiêm tại vị trí bắp cánh tay cho người từ 18-60 tuổi, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nên tiêm vắc xin trước khi chuẩn bị mang thai, đối tượng đi đến các nước có vùng dịch nên tiêm một liều ít nhất bảy ngày trước khi đi.
Vắc-xin sản xuất IVACFLU - S được sản xuất trên quy mô sản xuất công nghiệp, công suất là 1,5 triệu liều/năm. Năm đầu tiên, IVAC dự kiến sản xuất số lượng theo nhu cầu của thị trường.
Cúm mùa là một bệnh do vi rút gây bệnh đường hô hấp từ thể nhẹ đến nặng và đôi khi có thể tử vong, là nguyên nhân gây ra tới 650.000 ca tử vong và khoảng 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng trên thế giới hằng năm. |
Mai Anh
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02