Uống thuốc giảm đau bụng khi 'đến kỳ', hậu quả không ai ngờ
Đừng nghĩ thói quen uống thuốc đau bụng khi đến kỳ là thói quen vô hại. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể mà người dùng không hay biết.
Đối với con gái, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt như rơi vào "địa ngục". Mệt mỏi, buồn nôn kèm theo những cơn đau bụng dữ dội đã làm cho các cô gái cảm thấy như cả thế giới đang sụp đổ. Để vượt qua cơn đau bụng hành hạ mỗi lần đến tháng không ít cô gái đã chọn phương pháp uống thuốc giảm đau để vượt qua cơn đau nhưng người không biết rằng nếu lạm dụng loại thuốc giảm đau bụng kinh sẽ rất nguy hiểm.
Kỳ kinh đến khiến các cô gái cảm thấy vô cùng khó chịu. (Ảnh Vnexpress)
Trên Vnexpress, Thạc sĩ Đông y Trần Đình Lệ đã giải đáp rất ngắn gọn và dễ hiểu về vấn đề này. Theo Bác sĩ, nguyên nhân chứng đau bụng kinh do huyết ứ (máu không lưu thông), huyết hư (thiếu máu), khí hư (khí yếu)...
Trong y học hiện đại, đau bụng kinh được giải thích là khi hành kinh bị rối loạn nội tiết. Các niêm mạc ở tử cung bong ra gây chảy máu. Nếu hành kinh kéo dài, máu ra nhiều sẽ càng đau hơn. Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng không phải trạng thái sinh lý bình thường mà biểu hiện của một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung.
Khi đau bụng kinh, nhiều bạn gái thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau như Cataflam, Mefenamic acid, Hyoscinum, Alverine... Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan, thận...
Trong khi đó, hiện có nhiều hiệu thuốc bán những loại thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh. Những loại thuốc tránh thai này nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm mỏng nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp hãn hữu, khi có công việc cần phải hoạt động thể chất và tinh thần.
Hãy áp dụng 1 số phương pháp để có thể thoát khỏi cơn đau bụng. (Ảnh Zing)
Cũng về vấn đề này, trên Zing đã cung cấp các phương pháp làm giảm đau bụng khi đến kỳ cực kỳ đơn giản, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chườm túi nóng; Uống nước ấm; Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê; Ăn chuối; Ăn táo; Đi bộ nhanh; Uống trà thảo dược; Châm cứu; Tắm nước nóng; Massage; Uống vitamin tổng hợp; Tránh uống rượu...
Phương Thảo
Tin nổi bật
- Dùng thuốc tránh thai dạng viên gây tăng cân, cách nào khắc phục?
13/10/2022 - 09:30:31
- Cảm lạnh thông thường và bệnh cúm, phân biệt thế nào để dùng thuốc hiệu quả?
04/10/2022 - 09:35:50
- Cảnh giác nguy cơ tự tử khi dùng thuốc trị tăng động giảm chú ý
04/10/2022 - 09:29:49
- 12 tác dụng phụ do hóa chất điều trị ung thư và cách xử trí
03/10/2022 - 09:26:49
- Bỏ ngay 10 thói quen xấu này vì nó gây hại cho bạn
29/01/2021 - 15:36:43
- Lưu ý dùng thuốc khi cảm lạnh
28/01/2021 - 14:48:48