Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh: Tuân thủ quy định nhưng không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ em
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin liên quan đến vấn đề ghép gan cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện vào tháng 6/2004, ca ghép gan đầu tiên thực hiện vào tháng 12/2005, cả 2 đều là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép tạng ở thời điểm lúc bấy giờ. Bệnh nhân ghép gan đầu tiên (bé N.N.X.Q., 23 tháng tuổi) được chẩn đoán là teo đường mật bẩm sinh, đã được mổ Kasai trước đó. Sau khi hội chẩn với các giáo sư Bỉ, phù hợp với tiêu chuẩn ghép, bệnh viện đã tiến hành ca ghép gan đầu tiên và kết quả thành công ngoài dự kiến. Hiện tại, bệnh nhi đã trưởng thành và có cuộc sống khỏe mạnh.
Số lượng ca ghép gan tại bệnh viện này sau đó đã tăng dần theo mỗi năm, nếu như giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2019 có 13 trường hợp, thì chỉ riêng giai đoạn từ năm 2020 đến nay đã có 12 trường hợp được ghép thành công.
Tương tự, ca ghép gan thứ 2 đã được thực hiện trên bệnh nhi 11 tháng tuổi và cũng đã thành công tốt đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đến nay. Số lượng ca ghép gan từ năm 2005 đến năm 2019 là 13 trường hợp, riêng giai đoạn từ năm 2020 đến nay là 12 ca.
Theo quy định hiện hành, Bệnh viện Nhi đồng 2 đang khẩn trương xây dựng lại Đề án ghép tạng trẻ em để trình Bộ Y tế thẩm định và thông qua. Sở Y tế yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 tuân thủ quy định nhưng không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ có chỉ định ghép.
Cụ thể là, với tinh thần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn thành phố và các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn tiếp tục thực hiện quy trình ghép tạng với sự hỗ trợ của các chuyên gia ghép tạng của Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng 2 về nguồn tạng hiến từ người lớn. Theo đó, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn thực hiện các quy trình ghép gan, ghép thận cho trẻ em như đã từng làm hơn 10 năm qua. Theo kế hoạch, trong tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tiếp tục thực hiện ca ghép gan mới với sự hỗ trợ và phối hợp của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Một trong những vấn đề khó khăn của việc ghép tạng là nguồn tạng hiến cho trẻ em quá khan hiếm. Theo điều 5 của Luật Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ghi rõ: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác". Do đó, đối tượng trẻ em chết não hiện không được đưa vào nguồn hiến tạng.
Với thực trạng hiện tại, ngành Y tế mong sớm có điều chỉnh trong luật định để tạo điều kiện cho quy trình ghép tạng thực hiện thuận lợi, các bác sĩ nhi sẽ có thể trực tiếp lấy tạng từ người cho là trẻ em chết não trong thời gian không xa.
Tin nổi bật
- TPHCM: Phát hiện một công ty quảng cáo cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà trái phép
05/07/2024 - 10:58:42
- Thêm 2 ca tai biến thẩm mỹ, Bệnh viện Korea Star - Sao Hàn phải dừng hoạt động phẫu thuật
20/06/2024 - 10:55:38
- 'Loạn' hoạt động thẩm mỹ trái phép tại Quảng Bình
20/06/2024 - 10:00:35
- Thanh Hóa: Mập mờ tên gọi Phòng khám Đa khoa Hà Thành, 'ship' bệnh nhân đến cơ sở không phép khám bệnh
12/06/2024 - 10:35:47
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Xử lý ‘Viện phục hồi giãn tĩnh mạch Top 1 châu Âu” hoạt động trái phép ở quận 7
24/04/2024 - 11:05:38