Nâng ngực có nguy cơ ung thư: Bác sĩ Bệnh viện K nói gì?
Mới đây thông tin về nguy cơ ung thư hạch bạch huyết ở chị em nâng ngực khiến nhiều người lo lắng đặc biệt là những phụ nữ đang mang túi nâng ngực.
Ảnh minh họa
Mới đây, thông tin từ cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phát cảnh báo về nguy cơ ung thư hiếm, xảy ra sau phẫu thuật nâng ngực khi số trường hợp mắc bệnh này được ghi nhận tăng ở mức đáng lo ngại.Theo trang Livescience (Mỹ) ngày 6-2, FDA cho biết trong vòng 8 năm, tính tới ngày 30-9-2018, cơ quan này đã xác định được 457 trường hợp bị ung thư sau phẫu thuật nâng ngực có tên "Breast implant-associated anaplastic large cell lymphoma" (Ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ liên quan tới độn ngực - BIA-ALCL), trong đó đã có 9 người chết.
Trao đổi với chúng tôi, TS BS Lê Hồng Quang – trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện K trung ương cho biết đây là báo cáo và vẫn cần theo dõi, chị em nâng ngực không nên quá lo lắng.
Theo TS Quang thông thường phẫu thuật tạo hình tuyến vú sử dụng túi nâng ngực được chỉ định cho 3 nhóm đối tượng thứ nhất là nhóm làm đẹp từ kích cỡ thể tích, hình dáng cải thiện để làm đẹp.
Nhóm thứ hai: Các bác sĩ sử dụng bệnh lý bị ung thư vú phải cắt bỏ tái tạo lại để duy trì hình thức cơ thể. Những trường hợp chấn thương mất 1 phần hoặc toàn bộ tuyến vú.
Bệnh lý thứ 3 là dị dạng bẩm sinh lồng ngực, tuyến vú phát triển cần phẫu thuật.
Còn với trường hợp bệnh nhân bị u lympho ác tính là nhóm bệnh có nhiều thể trong y văn truyền thông đề cập là u lympho tế bào lớn gọi là ALCL là nhóm tương đối hiếm và phác đồ chẩn đoán điều trị rõ ràng nhưng tỷ lệ hiếm gặp.
Hơn nữa, theo TS Quang tính an toàn nói chung của túi sử dụng để làm đẹp cho tuyến vú đáp ứng yêu cầu an toàn của các cơ quan kiểm soát an toàn trong lĩnh vực y tế cụ thể như ở Châu Âu, Mỹ . Từ năm 2006 người ta đã công bố những chuẩn an toàn của túi ngực họ có kiểm tra đánh giá tính an toàn. TS Quang cho biết trong quá trình theo dõi báo cáo thi thoảng vẫn có trường hợp người ta báo cáo bị u lympho tế bào lớn ở rải rác những người đặt túi ngực chứ không phải gần đây mới có.
Năm 2011 Cơ quan FDA đã có thống kê lại vấn đề này người ta ghi nhận có 34 ca bị ALCL sau đặt túi nâng ngực nhưng không tìm được các mối liên hệ nhân quả chưa đủ cơ sở để kết luận.
Đến năm 2018 ghi nhận 660 ca nhưng khi lọc lại có 450 ca bị ALCL.Sau khi phân tích người ta tiếp tục đưa ra nhận định chưa chứng minh được đặt túi gây ung thư bạch huyết.
Chính vì thế, TS Quang khuyến cáo vẫn chung sống và tham gia khám lại bình thường và không cần thiết phải tháo bỏ túi vì những thông tin như thế.
Trong thời gian tới, cơ quan FDA sẽ đưa ra các bước nữa đưa ra các quy trình khám và đánh giá sâu hơn, kỹ hơn cho các bác sĩ để theo dõi những phụ nữ đặt túi. Các quy trình theo dõi và đánh giá chi tiết hơn, rõ ràng hơn.
TS Quang nhấn mạnh 3 điều chị em đang mang túi ngực không nên lo lắng:Thứ nhất dù có ghi nhận nhưng chưa chứng minh được đặt túi gây ung thư hệ bạch huyết. 450 ca tưởng là nhiều nhưng so với số phụ nữ đặt túi về mặt thống kê y sinh chưa phải là nổi trội hẳn.
Thứ hai: Những người phụ nữ nâng ngực vẫn chung sống bình thường với túi ngực nếu không có chỉ định đặc biệt thì không nhất thiết phải tháo túi.
Thứ ba; Chị em nên được theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn sâu. Chỉ định đặt túi cho phụ nữ có điều kiện như trên.
Khánh Ngọc
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39