Đôi song sinh khiếm thính vẫn nói lưu loát 2 ngôn ngữ
Cặp song sinh 7 tuổi ở Anh có thể nói lưu loát tiếng Anh và Italy mặc dù bị khiếm thính nặng.
Năm 2012, Zack và Dylan Pezzuto chào đời đã không nghe được âm thanh. Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có thể trong lúc mang thai, người mẹ đã bị nhiễm khuẩn gây tổn thương đến ống tai.
Lúc đầu, các bác sĩ an ủi gia đình hai cậu bé đừng lo lắng. Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời trong một thời gian vì lỗ tai chứa dịch. Sau đó, các bác sĩ kiểm tra lại và kết luận hai bé bị khiếm thính hoàn toàn, phải phẫu thuật khi được 6 tháng tuổi.
'Tôi thực sự bị sốc", bà Pezzuto nói. "Điều đó là không thể".
Zack và Dylan Pezzuto. Ảnh: Health medicinet
Cả gia đình hai bé Zack và Dylan Pezzuto cảm thấy tuyệt vọng, cho đến khi họ tình cờ được các bác sĩ cho xem một đoạn phim ngắn về cô bé 6 tuổi bị khiếm thính nhưng vẫn nói chuyện, hát và đi học bình thường. Gia đình quyết định cho cặp song sinh điều trị theo cách tương tự.
Đầu tiên, cặp song sinh được đeo một máy trợ thính, sau 6 tháng sẽ được cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật, các cậu bé bắt đầu cười và mỉm cười với em gái. "Con tôi tò mò về mọi thứ khi ốc tai được kích hoạt, quay đầu về phía có âm thanh", người mẹ nói. Khả năng giao tiếp của hai cậu bé dần được cải thiện.
Năm 2019, Zack và Dylan Pezzuto đến trường, học làm quen với tiếng ồn xung quanh. Ngoài khả năng nói lưu loát tiếng Anh, Italy, hiện tại hai cậu bé học thêm tiếng Pháp và Hàn vì đam mê võ Taekwondo.
"Khi được cấy ốc tai điện tử, các con tôi có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào", bà Penzzuto chia sẻ.
Bà Pezzuto và hai con trai. Ảnh: Health medicinet
Cấy ốc tai là thiết bị trợ thính nhỏ được lắp dưới da phía sau tai trong khi phẫu thuật. Chúng có bộ xử lý âm thanh bên ngoài và các bộ phận bên trong, bao gồm cuộn dây thu, gói điện tử và một dây dài với các điện cực trên đó (một dãy điện cực).
Bộ xử lý bên ngoài nhận âm thanh, phân tích nó và sau đó chuyển đổi thành tín hiệu truyền qua da sang bộ kích thích thu bên trong, gửi tín hiệu dọc theo dãy điện cực vào một phần của tai trong gọi là ốc tai. Tín hiệu sau đó được gửi đến não dọc theo dây thần kinh thính giác như bình thường.
Theo Health medicinet, cấy ghép ốc tai không thể khôi phục thính giác bình thường nhưng chúng có thể giúp người khiếm thính thể hiện tốt âm thanh, giúp họ hiểu lời nói. Đặc biệt, cấy ốc tai điện tử hạn chế tổn thương tai và kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác. Để nghe thành thạo, cần có thời gian làm quen.
Thùy An
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55