Chuyên gia khuyến cáo chưa có loại thuốc nào chống say hay giải rượu nhanh
Theo các bác sĩ, thực tế hiện nay chưa có loại thuốc nào được công nhận có thể chống say rượu hay giải rượu nhanh.
Không nên sử dụng rượu bia trong dịp Tết
Trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu sử dụng rượu bia tại các bữa tiệc liên hoan công ty, gia đình, bạn bè… tăng lên. Nếu quá lạm dụng rượu, bia sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Trước mắt là tình trạng say xỉn, dẫn tới xô xát, tai nạn giao thông; nặng hơn có thể gây ra ngộ độc. Đối với những người sử dụng rượu bia thường xuyên, liên tục sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, dạ dày, tim mạch…
Không nên sử dụng rượu bia trong dịp Tết. Ảnh minh họa
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 kéo dài, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân hạn chế uống rượu, bia. Không uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Ngoài ra, không để trẻ em và trẻ vị thành niên uống rượu bia.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), năm 2017, ghi nhận số vụ mắc ngộ độc rượu tăng đột biến, đặc biệt là rượu có methanol. Tổng số có 10 vụ với 115 người nhập viện và 11 người tử vong. Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu chiếm khoảng 6% và đang có xu hướng gia tăng nhanh. Nguyên nhân là do thị trường vẫn tồn tại rượu không bảo đảm an toàn, rượu chứa hàm lượng methanol cao, rượu giả tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và nhiều người dân còn chưa nhận thức đúng về tác hại của sử dụng rượu bia. |
Người dân cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần sử dụng. Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc. Bên cạnh đó, người dân phải sử dụng loại rượu bia có nguồn gốc đảm bảo, tránh tình trạng ngộ độc do rượu, bia giả. Khi sử dụng rượu bia, tuyệt đối không điều khiển mô tô, xe máy… tránh gây ra tai nạn giao thông. Khi uống rượu xong, mọi người tránh tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn (dễ bị ngã, va chạm chấn thương).
Uống viên thuốc giải rượu có thật sự an toàn?
Nhiều người cho rằng, chỉ cần sử dụng viên thuốc giải rượu sẽ tránh say, nôn trong những bữa tiệc ngày Tết. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thực tế hiện nay chưa có loại thuốc nào được công nhận có thể chống say rượu hay giải rượu nhanh.
Về vấn đề trên, GS Hoàng Công Đắc, Chuyên gia tiêu hóa, Bệnh viện Thanh Nhàn (Nguyên GĐ BV E) khẳng định, không nên dùng viên thuốc giải rượu. Bởi trên thị trường hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần. Rất có thể, những thành phần trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho người dùng.
Nước chanh giúp giải rượu an toàn. Ảnh minh họa.
GS phân tích thêm, theo cơ chế hoạt động, khi uống rượu, lượng cồn vào sẽ làm thay đổi, chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác… Do đó, lúc này, nếu sử dụng viên uống giải rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho não.
Người uống rượu liên tục mà sử dụng viên giải rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi... Đặc biệt, trên thị trường có nhiều viên giải rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ... ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người dùng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Giải rượu bằng cách nào hiệu quả?
Theo kinh nghiệm dân gian, giải rượu bằng nhiều cách, trong đó sử dụng những loại quả có tính axit hoặc uống nước lọc. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, BV Medlatec khuyên người dân trước khi uống rượu nên bổ sung thêm tinh bột, hoa quả để dạ dày không bị rỗng, giúp chung hòa axit dạ dày. Trong khi uống rượu nên kết hợp với nước chanh, nước lọc. Sau khi uống rượu, hãy uống café hoặc các lá có tính mát gan giải độc. Ngoài ra, nếu cơ thể có biểu hiện buồn nôn thì dùng mọi cách để nôn ra ngoài, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.
Tuệ Tĩnh
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39