Thay răng sữa ở trẻ khi nào?
Độ tuổi thay răng vĩnh viễn có thể chia như sau:
+ Khi bé 6 đến 8 tuổi sẽ thay 4 răng cửa dưới.
+ Khi bé 7 đến 9 tuổi sẽ thay 4 răng cửa trên.
Tuy nhiên, tuổi thay răng của các trẻ không hoàn toàn giống nhau, có trẻ có thể bắt đầu thay răng khi 4 tuổi, cũng có thể khoảng 7- 8 tuổi. Có một lưu ý nếu trẻ thay răng quá sớm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ.
Răng sữa có vai trò quan trọng trong nhai nghiền thức ăn, thẩm mỹ và định hướng cho răng vĩnh viễn.
Thay răng sữa có cần đến nha sĩ?
Câu hỏi đặt ra cho tất cả bà mẹ rằng nếu răng sữa thay có cần đến nha sĩ? Trên thực tế hiện nay, nhiều cha mẹ quan tâm con cái hơn nên thường đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để được hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cha mẹ thường tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ. Việc tự nhổ răng sữa ở nhà bằng tay hay bằng chỉ có thể khiến trẻ bị chảy máu chân răng, gây ra vết thương hở.
Hơn nữa khi nhổ răng bằng tay hoặc chỉ không được vô trùng, có thể gây nhiễm trùng vùng nhổ răng. Vì vậy, tuyệt đối không nên tự nhổ răng tại nhà cho trẻ. Trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa lung lay, bác sĩ cần can thiệp chủ động nhổ răng để lấy chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Trường hợp răng lệch lạc nhiều, gây mất khoảng để các răng sau mọc lên, bác sĩ có thể can thiệp chỉnh nha sớm cho trẻ. Cha mẹ cần nắm được độ tuổi thay răng của trẻ để giúp trẻ có quá trình mọc và thay răng tốt.
Cần chăm sóc răng cho trẻ đúng cách
Răng có vài trò quan trọng không chỉ vì thẩm mỹ mà còn là chức năng ăn nhai, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc răng đúng cách cho trẻ ngay từ khi còn là răng sữa cụ thể.
Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, có thể dùng bàn chải và nước sạch để chải răng cho trẻ, chưa cần dùng đến kem đánh răng, vì trẻ chưa có ý thức sẽ nuốt phải kem đánh răng.
Đối với trẻ trên 3 tuổi bắt đầu quen với việc chải răng, có thể cho trẻ chải răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem ít để tránh nuốt phải. Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và đủ sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Chải đủ các vị trí trên răng, mặt nhai, mặt bên bằng kem đánh răng, chải theo chiều dọc từ trên xuống hoặc xoay tròn.
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và đủ sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Đưa trẻ đến nha sĩ thăm khám định kì, khoảng 4 đến 6 tháng một lần để kiểm tra sâu răng, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Luôn theo dõi lộ trình thay răng của trẻ, hạn chế ăn những đồ nhiều đường, đặc biệt trước khi đi ngủ để hạn chế sâu răng. Quá trình thay răng có thể khiến trẻ bị đau, cha mẹ cần cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Một lưu ý, trong giai đoạn này trẻ có thể hình thành các thói quen xấu như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn bút, chống cằm, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở miệng… những thói quen này có thể khiến răng trẻ bị thưa, móm, lệch mặt, chen chúc… Cha mẹ cần theo dõi để nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen này. Giai đoạn thay răng ở trẻ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của hàm răng sau này. Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ, theo dõi chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt, giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe.