Căn bệnh khiến người mẫu Như Hương qua đời tuổi 37 nguy hiểm mức nào?
Mới đây, người mẫu Như Hương qua đời ở tuổi 37 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày. Căn bệnh này thuộc hàng ung thư phổ biến tại Việt Nam, làm 15.000 người tử vong mỗi năm.
Như Hương qua đời ở tuổi 37 do ung thư dạ dày. Ảnh: soha.vn.
Như Hương tên thật là Trần Thị Thu Hương. Nữ người mẫu sinh năm 1982 từng là đồng nghiệp cùng thời với các chân dài Hạ Vy, Lệ Thủy, Thùy Linh, Hồ Ngọc Hà... Thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp, Như Hương thường diễn ở vị trí vedette, là gương mặt được nhiều nhà thiết kế yêu thích.
Phát hiện mắc ung thư dạ dày đầu năm 2018, Như Hương phải hóa trị liên tục, dẫn đến rụng tóc nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan. Mới đây, sau hơn 1 năm chiến đấu cùng bệnh tật, cô trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 37.
Ung thư dạ dày là căn bệnh thường được phát hiện muộn.
Ung thư dạ dày làm 15.000 người tử vong mỗi năm
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ung thư thường gặp thứ 3 trong các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa, là bệnh có độ ác tính rất cao. Ung thư dạ dày xếp thứ 2 trong số các bệnh ung thư thường mắc ở nam giới (sau ung thư phổi) và xếp thứ 5 ở nữ giới.
Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng 22 triệu ca mắc ung thư mới và 13,2 triệu ca tử vong vì căn bệnh này.
Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam cao là do thói quen người bệnh e ngại trong khám sức khỏe định kì. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn nên kết quả điều trị không cao.
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Các chuyên gia sức khỏe đều khẳng định rằng để phát hiện căn bệnh ung thư dạ dày là không khó. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người nên có ý thức thăm khám định kì.
Ngoài ra, những biểu hiện bất thường ở cơ thể cần được lưu ý. Bởi những dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày rất mơ hồ và gần giống bệnh viêm dạ dày thông thường nên dễ bị bỏ qua.
Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Khó tiêu hoặc chứng ợ chua
- Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt
- Triệu chứng muộn
- Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy hay táo bón
- Đầy bụng sau khi ăn
- Giảm cân
- Yếu và mệt mỏi
- Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.
- Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.
Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu.
Các bác sĩ khuyến cáo "phòng hơn chống". Một số biện pháp phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả như sau:
- Loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori với các loại kháng thể, kháng sinh, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: thường xuyên ăn rau xanh, ăn nhạt, hạn chế đồ nướng và các thực phẩm đóng hộp, lên men
- Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, ăn nhạt, đặc biệt không bỏ bữa sáng
- Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức đề kháng
- Từ bỏ các thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu, làm việc quá sức, thường xuyên stress tâm lý.
- Điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày: viêm dạ dày, loét dạ dày...
An An (TH)
Tin nổi bật
- Nhiều người đi khám sức khỏe mới phát hiện bị bệnh tâm thần
05/07/2024 - 10:54:06
- Thanh niên suýt mất mạng vì ngộ độc thuốc diệt chuột
04/07/2024 - 10:12:39
- Đau bụng đi khám bác sĩ, bàng hoàng phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể
04/07/2024 - 10:00:07
- Bộ Y tế và UNCEF trao đổi thúc đẩy tiếp tục hợp tác về chăm sóc sức khoẻ nhân dân
04/07/2024 - 09:56:36
- Trích rạch vết thương do vỡ hạt tophi sau biến chứng của bệnh gout, cụ ông bị nhiễm trùng nặng
04/07/2024 - 09:52:37
- Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ
04/07/2024 - 09:50:03