Bị tê cánh tay khi ngủ có nguy hiểm không?
Tình trạng thức dậy và nhận thấy một cánh tay bị tê, có cảm giác như kim châm hoặc thậm chí mất cảm giác là khá phổ biến. Hiện tượng này xuất hiện khi dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép.
Chèn ép dây thần kinh ở cánh tay quá lâu sẽ gây cảm giác tê ngứa, thậm chí làm tổn thương dây thần kinh
Nhiều người cho rằng cánh tay bị tê là do thiếu lưu lượng máu chảy đến tay. Thật ra điều này là không đúng. Tê và có cảm giác như bị kim châm thật ra là do dây thần kinh ở tay bị chèn ép, theo MSN.
Cánh tay có một số dây thần kinh quan trọng, mỗi dây phục vụ một chức năng khác nhau. Dây thần kinh ở nách giúp nâng cách tay, trong khi những dây thần kinh khác giúp uốn cong khuỷu tay, cổ tay và cử động các ngón tay.
Việc đè ép các dây thần kinh này sẽ tạo cảm giác tê ngứa, thậm chí là mất cảm giác. Đó là lúc các tín hiệu thần kinh truyền đến não bị gián đoạn tạm thời, MSN dẫn lời chuyên gia nghiên cứu thần kinh học James Dyck của tổ chức Mayo Clinic (Mỹ).
Tư thể ngủ không tốt có thể gây chèn ép, từ đó làm tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng cơ thể có khả năng tự đánh thức khi dây thần kinh bị chèn ép quá lâu. Đây được xem là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, tránh tình trạng chèn ép dẫn đến gây tổn thương dây thần kinh.
Vì thế, không ít người khi thức dậy nửa đêm lại cảm thấy tê ở một cánh tay.
Khi chúng ta thức dậy, áp lực được giảm bớt, dây thần kinh nhanh chóng trở lại trạng thái cũ. Do đó, tư thế ngủ nghiêng, đè người lên một cánh tay thường không có khả năng gây tổn hại lớn đến các dây thần kinh, ông Dyck giải thích.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chèn ép dây thần kinh khi ngủ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe lớn hơn.
Trường hợp điển hình là ngủ khi say rượu. Rượu sẽ làm suy yếu khả năng tự đánh thức để bảo vệ dây thần kinh của cơ thể.
Đến khi tỉnh giấc, dây thần kinh bị chèn ép liên tục sẽ khiến không thể cử động cổ tay hoặc các ngón tay. Lúc này, chèn ép quá lâu đã gây tổn hại lớp ngoài dây thân kinh. Người mắc phải chờ vài ngày, thậm chí là vài tháng mới có thể phục hồi như cũ, theo MSN.
Ngọc Qúy
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39