Bác sĩ kiệt sức nằm thiếp bên cạnh giường bệnh nhân
Sau 20 giờ mổ 6 ca, bác sĩ Luo (Trung Quốc) tranh thủ chợp mắt trong khi vẫn cố giữ cánh tay bệnh nhân để máu lưu thông.
Luo Shanpeng là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Nhân dân số 6 ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Theo Dailyadvent, ngày 3/1 bác sĩ Luo đã thực hiện 5 ca phẫu thuật liên tiếp. Tới 18h cùng ngày, bệnh viện lại tiếp nhận một trường hợp khẩn cấp khác.
Bệnh nhân là một công nhân, cánh tay phải gần như bị đứt lìa khỏi cơ thể sau khi bị máy xay thịt cắt phải. Bệnh nhân quá nguy kịch, bác sĩ Luo không ngần ngại ở lại tiếp tục ca phẫu thuật mặc dù đã tới giờ nghỉ của anh.
Bác sĩ Luo Shanpeng. Ảnh: Dailyadvent
Đây là ca phẫu thuật thứ 6 trong ngày của bác sĩ Luo, và ca này kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ. Như vậy, cả ngày hôm đó bác sĩ Luo đã làm việc không ngừng nghỉ suốt gần 20 tiếng.
Cuối cùng, bác sĩ Luo kiệt sức nằm ngủ thiếp đi bên cạnh giường bệnh nhân. Hình ảnh này được một y tá chụp lại vào lúc 4h sáng hôm sau.
Trong bức ảnh, bác sĩ đang ngồi bên cạnh giường bệnh, đầu ngả về cuối giường và ngủ thiếp đi. Trong khi đó, hai tay bác sĩ vẫn đang giữ cánh tay của bệnh nhân vừa mới phẫu thuật xong để giúp máu ở cánh tay được lưu thông dễ dàng.
"Khi chụp bức ảnh này, tim tôi như thắt lại, đau nhói", nữ y tá chia sẻ.
Hình ảnh bác sĩ Lou ngủ thiếp trong khi vẫn nâng cánh tay của bệnh nhân, đang được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Dailyadvent
Bác sĩ Luo sau đó cho biết, thực tế anh đã rất mệt mỏi sau khi phẫu thuật 5 ca trong ngày, nhưng vẫn đồng ý nhận ca phẫu thuật thứ 6 vì "cảm thấy đầu óc vẫn còn minh mẫn, có thể tập trung được". Hơn nữa, nếu ca phẫu thuật không được tiến hành ngay, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị mất cánh tay đó.
"Tôi chỉ nhắm mắt lại và nghỉ ngơi một lúc. Tôi không ngủ thiếp đi", bác sĩ Luo chia sẻ về bối cảnh trong bức ảnh.
Bác sĩ giải thích phải giữ cánh tay của bệnh nhân vì lúc đó bệnh nhân vẫn đang được gây mê toàn thân và cánh tay không được chạm vào bất cứ thứ gì cho đến khi bột khô lại. Cách này cũng giúp máu lưu thông ở cánh tay tốt hơn.
Thúy Quỳnh
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39