Gần hết hạn triển khai, mới có 16% trẻ em được tham gia chương trình sữa học đường
Mới có gần 2,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học được tham gia chương trình sữa học đường, 26 tỉnh vẫn "án binh bất động", chưa tìm ra nguồn tài chính để triển khai.
Phát biểu tại hội thảo về an toàn thực phẩm trong trường học được Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức ngày 30-8, phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế Trần Đăng Khoa cho biết quyết định 1340 của Thủ tướng phê duyệt chương trình sữa học đường giai đoạn 2016-2020, nhưng đến 2020 mới có 37 tỉnh thành có kế hoạch triển khai, trong đó 25 tỉnh thành đã triển khai.
Trong số này có 12 tỉnh thành triển khai toàn bộ các trường mầm non và tiểu học, 13 tỉnh thành triển khai 1 phần, có tỉnh chỉ triển khai được ở 1 trường. Do đó đến năm 2020 mới có gần 2,2 triệu trẻ trong độ tuổi tham gia chương trình, chiếm 16% trẻ mầm non và tiểu học toàn quốc.
Hiện có tới 26 tỉnh thành vẫn "án binh bất động", chưa tìm đâu ra nguồn kinh phí để triển khai.
Do chương trình đã phê duyệt chỉ kéo dài đến hết năm 2020, mà năm học thì giữa 2021 mới kết thúc, Bộ Y tế đang có báo cáo đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai chương trình sữa học đường hiện có đến hết năm học (là giữa năm 2021 tới). Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng chương trình sữa học đường mới.
Theo tính toán của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện chế độ ăn uống đang đáp ứng 50-60% nhu cầu vi chất của trẻ em. Tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nhiều vùng nội thành các thành phố lớn cũng lên tới xấp xỉ 40%.
Bà Bùi Thị Nhung (Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyến cáo trong bữa phụ ở trường học, nhà trường/cha mẹ không nên cho trẻ ăn thêm đồ ngọt, đồng thời tính toán lượng thực phẩm ăn vào, để trẻ đủ dinh dưỡng và vi chất, kết hợp giáo dục thể chất để trẻ cải thiện tầm vóc nhưng tránh thừa cân, béo phì.
Với chương trình sữa học đường, ông Khoa cho biết ngay khi hết năm học này là 5 năm triển khai chương trình, Bộ Y tế sẽ có đánh giá về hiệu quả can thiệp về chiều cao, cân nặng của trẻ.
Sữa học đường là chương trình phối hợp 3 bên: ngân sách, gia đình và doanh nghiệp sản xuất sữa, nhằm mục tiêu cải thiện tầm vóc của trẻ.
Thời gian qua ngoài hiệu quả đáng ghi nhận (ở Bắc Ninh, một trong những tỉnh đầu tiên triển khai chương trình, so sánh năm học 2017-2018 và năm học này, trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 3,35% xuống 1,6%, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 4,5% xuống 3,5%, tăng trưởng chiều cao đáng kể (từ 1,8 - 2,07cm tùy lứa tuổi)... Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chương trình này.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39