Cong vẹo cột sống ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết
Cong vẹo cột sống ở trẻ có thể gây yếu liệt hai chân, rối loạn đại tiểu tiện nếu không điều trị sớm, đúng cách. Cha mẹ nên quan sát để phát hiện sớm trẻ bị cong vẹo cột sống.
Biểu hiện cong vẹo cột sống ở trẻ
Cha mẹ nên chú ý quan sát và cho trẻ đi khám cong vẹo cột sống đặc biệt là trẻ ở tuổi dậy thì. Các dấu hiệu nhận biết trẻ cong vẹo cột sống:
- Hai vai có dấu hiệu bị lệch, bên cao bên thấp.
- Xuất hiện những ụ gồ ở vùng lưng. Đỉnh các ụ gồ đó thường trùng với chỗ cong vẹo nhất của cột sống. Có thể thường thấy ụ gồ rõ nhất khi yêu cầu trẻ đứng cúi lưng.
- Hai chân không bằng nhau, biểu hiện rõ nhất là tình trạng đi khập khiễng, đi không vững ở trẻ.
- Một trong 2 bên hông có thể nhô cao hơn so với bên còn lại, khi đứng có thể thấy cong sang một bên.
- Trên thân mình có thể xuất hiện những đám da đổi màu (màu bã cà phê), hoặc vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng có thể xuất hiện những đám lông.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Kim Liên cảnh báo các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Vì sao trẻ bị cong vẹo cột sống
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ. Cong vẹo cột sống ở trẻ có 2 nguyên nhân: nguyên nhân vô căn và nguyên nhân bẩm sinh.
Ở trẻ em nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cong vẹo cột sống là nguyên nhân vô căn (tự phát, không rõ nguyên nhân) chiếm đến 80%. Các trường hợp sau đây có thể dẫn tới cong vẹo cột sống ở trẻ:
- Ngồi học không đúng tư thế
- Mang vác cặp sách quá nặng
- Kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi.
Lúc này đốt sống và gai ở đốt sống của trẻ sẽ lệch sang một bên. Điều này làm cho trẻ ngồi một lúc bị mỏi lưng hoặc đau ở vùng cột sống. Khi được thăm khám kỹ có thể thấy sự mất cân bằng của hai bên xương chậu. Hoặc qua thăm khám có thể quan sát thấy sự co kéo, biến dạng ở lồng ngực. Nếu biến dạng ở lồng ngực để lâu sẽ gây ra vấn đề liên quan đến hô hấp ở trẻ.
Cong vẹo cột sống ở trẻ có nguy hiểm không?
Cong vẹo cột sống ở trẻ có thể chia làm 2 thể. Thể nặng khi góc lệch trên 45 độ và cần can thiệp bằng phẫu thuật. Thể thứ hai khi góc lệch dưới 45 độ. Trường hợp này có thể điều chỉnh bằng các biện pháp phục hồi chức năng vật lí như nắn, dùng nẹp chỉnh hình ngày đêm. Ngoài ra có thể khuyến khích trẻ bơi lội kết hợp với điều trị để tăng hiệu quả. Khi trẻ điều trị có sử dụng áo nẹp, cha mẹ phải thường xuyên giám sát. Tránh để trẻ tự ý bỏ áo nẹp gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Hình ảnh trẻ bị cong vẹo cột sống.
Nếu phát hiện sớm, trẻ cong vẹo cột sống có góc lệch dưới 20 độ, có thể không cần mặc áo nẹp định hình, chỉ cần theo dõi và tập luyện. Trẻ sẽ được luyện tập các bài tập cho các cơ cân bằng, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, canxi…
Cong vẹo cột sống nếu để phát triển trong thời gian lâu dài sẽ tác động xấu đến quá trình phát triển của trẻ. Gây ảnh hưởng đến chức năng của toàn bộ cột sống, gây biến dạng (gù, ưỡn, còng, vẹo cột sống). Không những vậy còn tác động xấu đến tâm lý của trẻ và sự mặc cảm về ngoại hình. Mặt khác còn ảnh hưởng đến chức năng tim phổi (do giảm dung tích). Thậm chí gây biến dạng xương chậu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi trưởng thành. Trường hợp nặng để muộn, trẻ có thể bị yếu liệt hai chân, rối loạn đại tiểu tiện.
Cha mẹ cần chủ động phát hiện và tuân thủ điều trị tình trạng cong vẹo cột sống để trẻ em có một sức khoẻ tốt và phát triển đều đặn
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39