Ăn sáng sớm rất quan trọng với người bệnh tiểu đường týp II
Nghiên cứu của ĐH Illinois ở Chicago, Mỹ chỉ ra rằng thức đêm có liên quan tới chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn ở những người bị tiểu đường týp II và ăn bữa sáng muộn hơn dường như có liên quan tới những gì ảnh hưởng tới mối liên quan này.
Béo phì là tình trạng phổ biến ở những người bị tiểu đường týp II. Thức khuya và dậy muộn có liên quan tới nguy cơ béo phì nhưng hiện tại đang có ít nghiên cứu liên quan tới hiện tượng này ở người bệnh tiểu đường týp II.
Các nhà nghiên cứu do Sirimon Reutrakul dẫn đầu muốn xác định xem thói quen thức khuya và dậy muộn ở những người bị tiểu đường týp II có liên quan đến tăng nguy cơ có BMI cao hơn hay không và nếu có yếu tố cụ thể nào về thói quen này tối góp phần làm tăng nguy cơ.
Reutrakul và cộng sự đã nghiên cứu 210 công nhân không phải làm ca sinh sống tại Thái Lan bị tiểu đường týp II.
Thói quen ngủ sớm, dậy sớm/thức khuya, dậy muộn được đánh giá sử dụng một bảng hỏi tập trung vào thời gian thức dậy và đi ngủ, thời điểm luyện tập trong ngày và thời điểm tham gia hoạt động tinh thần (đọc sách, làm việc vv…).
Những người tham gia được hỏi về thời gian ăn, lượng calo hấp thu hàng ngày được xác định qua báo cáo về thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chỉ số cân nặng được đưa ra và BMI được tính cho mỗi người tham gia. Thời gian và chất lượng giấc ngủ được tính bằng cách tự báo cáo và trả lời bảng hỏi.
Thời gian ngủ trung bình tự báo cáo là 5,5 giờ/tối. Trung bình, những người tham gia sử dụng 1,103kcal/ngày. BMI trung bình ở những người tham gia là 28,4kg/m2 được coi là thừa cân. Trong số những người tham gia, 97 người có thói quen thức khuya, dậy muộn và 113 người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm.
Những người tham gia có thói quen ngủ sớm dậy sớm sáng ăn bữa sáng từ 7 giờ sáng tới 8h30 sáng, trong khi những người có thói quen thức khuya, dậy muộn ăn bữa sáng lúc 7 giờ 30 sáng tới 9 giờ sáng.
Những người tham gia với thói quen ngủ sớm, dậy sớm có thời gian ăn sớm hơn, bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng có thói quen thức khuya, dậy muộn có liên quan tới BMI cao hơn. Hấp thu calo và thời gian ăn bữa trưa, bữa tối không liên quan tới BMI cao hơn.
Thói quen ngủ sớm, dậy sớm có liên quan với thời gian ăn sáng sớm hơn và giảm 0.37 kg/m2 BMI.
BS Thu Vân (theo Univadis/THS)
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39