10 thói quen hàng ngày đang âm thầm làm tăng huyết áp của bạn
Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang âm thầm khiến huyết áp của bạn tăng cao. Vậy người tăng huyết áp nên làm gì?
Thời tiết nắng nóng mùa hè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị cao huyết áp (tăng huyết áp). Những yếu tố sau đây sẽ tác động đến sức khỏe của những người huyết áp cao:
- Giãn mạch gây hạ huyết áp đột ngột. Khi trời nóng, mạch máu giãn ra để thoát nhiệt dẫn đến huyết áp có thể tụt thấp hơn bình thường, nhất là khi đang dùng thuốc hạ áp. Điều này gây tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, ngã, thậm chí ngất xỉu.
- Mất nước và rối loạn điện giải. Người cao huyết áp thường được khuyên hạn chế muối, nên dễ bị mất cân bằng natri- kali nếu ra mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó việc uống thuốc lợi tiểu, nguy cơ mất nước càng cao, dẫn đến suy nhược hoặc rối loạn nhịp tim.
10 thói quen âm thầm làm tăng huyết áp
Dưới đây là những thói quen hàng ngày âm thầm làm tăng huyết áp mà nhiều người không để ý đến:
1. Ăn mặn quá mức
Muối (natri) làm cơ thể giữ nước, tăng áp lực lên thành mạch máu. Thói quen ăn thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, mì gói, đồ hộp, nước chấm…) rất dễ gây thừa muối.
2. Ít vận động làm tăng huyết áp
Việc ngồi nhiều, lười tập thể dục khiến tim hoạt động kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân làm tăng huyết áp theo thời gian.
3. Thức khuya, ngủ không đủ giấc
Khi bạn thiếu ngủ sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tim đập nhanh và khiến huyết áp tăng.
4. Căng thẳng kéo dài (stress)
Stress làm cơ thể giải phóng hormone adrenaline và cortisol. Điều này gây ra tình trạng co mạch máu và tăng huyết áp tạm thời. Trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng huyết áp mạn tính.
5. Uống quá nhiều cà phê, nước tăng lực
Caffeine có trong cà phê, nước tăng lực, đồ uống…. có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Uống nhiều mỗi ngày làm huyết áp duy trì ở mức cao hơn bình thường.
6. Uống rượu, bia thường xuyên
Kể cả khi bạn uống ít, nếu duy trì thói quen uống rượu bia hằng ngày vẫn có thể làm tăng huyết áp và tổn thương tim mạch.
Caffeine có trong cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
7. Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc khói thuốc
Nicotine trong khói thuốc là nguyên nhân làm co mạch máu, tăng nhịp tim và huyết áp. Nếu điều này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến hệ thống tim mạch bị tổn thương và gây ra tình trạng động mạch cứng, tăng huyết áp mạn tính.
8. Tăng huyết áp do không kiểm soát cân nặng
Béo phì làm tim phải hoạt động nhiều hơn, đồng thời dễ dẫn đến đề kháng insulin và rối loạn lipid máu. Cả hai yếu tố trên đều làm tăng huyết áp của bạn.
9. Bỏ bữa sáng hoặc ăn uống thất thường
Thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn uống thất thường có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và gây rối loạn chuyển hóa. Đây là những yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.
10. Lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn (NSAIDs)
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể giữ nước và làm tăng huyết áp nếu dùng thường xuyên.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- 7 bước theo dõi và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà
24/01/2024 - 15:20:40
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên da
20/06/2023 - 14:06:54
- Mổ tim cho người bệnh không nói, không thở được bằng miệng
14/06/2023 - 15:50:38
- Người bệnh huyết áp thấp nên lưu ý gì trong ngày hè
29/05/2023 - 10:15:51