10 người bị phơi nhiễm HIV do bị đâm bằng vật nhọn ở cầu Nguyễn Văn Cừ
Những người bị phơi nhiễm HIV khi đi qua khu vực Q.5, cầu Nguyễn Văn Cừ (TP.HCM) bị một đối tượng chạy xe máy, dùng vật sắc nhọn đâm vào người họ.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nơi điền trị cho 10 nạn nhân
Bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết trong vòng 10 ngày (từ ngày 23.3 đến 3.4) bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 10 người bị phơi nhiễm HIV (Human Immunodeficiency Virus - vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) do bị người lạ tấn công bằng vật nhọn.
Những cách xử trí khi bị phơi nhiễm HIV - Phơi nhiễm HIV do tổn thương da chảy máu: xối ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. - Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút. - Phơi nhiễm qua miệng, mũi: rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0.9%; xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần. Khi xảy ra sự cố phơi nhiễm, cần xử lý kịp thời tại vết thương và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt. Nếu dùng thuốc trễ (sau 72 giờ đầu) thì không có hiệu quả. Người bị phơi nhiễm cần làm các xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. |
Duy Tính
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13