Cảnh báo: Nguy cơ vỡ động mạch chủ nếu lạm dụng kháng sinh fluoroquinolon
Hiện nay, những người sử dụng kháng sinh fluoroquinolo (như Ciprofloxacin hoặc Cipro), đối mặt với nguy cơ vỡ động mạch chủ và van hai lá cao gấp 2,4 lần so với bệnh nhân dùng kháng sinh amoxicillin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) hợp tác với Đơn vị Đánh giá Điều trị của Cơ quan Dịch vụ Y tế tỉnh (PHSA) đã phát hiện ra, hiện nay, những người sử dụng kháng sinh fluoroquinolone (như Ciprofloxacin hoặc Cipro), đối mặt với nguy cơ vỡ động mạch chủ và van hai lá cao gấp 2,4 lần so với bệnh nhân dùng kháng sinh amoxicillin. Nguy cơ lớn nhất là trong vòng 30 ngày sử dụng.
Được biết, fluoroquinolon là nhóm kháng sinh có vị trí quan trọng trọng điều trị nhiễm khuẩn từ nhiều năm nay. Mahyar Etminan, Phó giáo sư nhãn khoa và khoa học thị giác tại khoa y của UBC cho biết: “Loại kháng sinh này rất tiện lợi, nhưng đối với phần lớn các trường hợp, đặc biệt là nhiễm trùng liên quan đến cộng đồng, chúng không thực sự cần thiết. Việc kê đơn không phù hợp có thể gây ra cả kháng kháng sinh cũng như các vấn đề nghiêm trọng về tim”.
Còn theo Tiến sĩ Bruce Carleton, Giám đốc đơn vị, điều tra viên tại Bệnh viện Nhi đồng BC: “Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải suy nghĩ khi kê đơn thuốc kháng sinh, đôi khi có thể gây hại. Do kết quả của công việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban Quản lý Kháng sinh BC để đảm bảo kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân trên khắp nước Anh, Columbia, và giảm kê đơn không phù hợp”.
Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra một số cảnh báo về các phản ứng có hại có thể gây tàn tật khi sử dụng loại kháng sinh này, trong đó có viêm gân và đứt gân.
Vào tháng 7/2018, FDA cảnh báo fluoroquinolon có thể gây rối loạn cân bằng glucose nội môi, đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có sử dụng thuốc hạ đường huyết đường uống.
Ngoài ra, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đưa ra cảnh báo về tác dụng phụ gây tàn tật của fluoroquinolon và khuyến cáo không nên sử dụng nhóm kháng sinh này nếu vẫn có các lựa chọn khác hoặc khi chưa thực sự cần sử dụng kháng sinh. Đặc biệt đối với trường hợp sử dụng không hợp lý loại kháng sinh này trong điều trị dự phòng ở bệnh nhân nhiễm trùng đường niệu tái phát và ngăn ngừa tiêu chảy khi đi du lịch.
Quang Tông
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02