Thuốc kháng viêm cho F0: Thời điểm bắt đầu uống rất quan trọng
Đối với thuốc kháng viêm trong túi thuốc B, việc quyết định thời điểm bắt đầu uống rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tiên lượng và kết quả điều trị.
Khi nào dùng thuốc kháng viêm?
Thuốc kháng viêm dùng quá sớm (khi vừa mới mắc bệnh) sẽ làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể làm cho virus có cơ hội tăng sinh, tăng tải lượng trong cơ thể làm cho bệnh kéo dài hơn, tỉ lệ nhập viện cao hơn và tiên lượng xấu hơn.
Tuy nhiên thuốc kháng viêm dùng trễ quá cũng làm chậm quá trình điều trị dẫn đến việc làm chậm hồi phục và tăng nguy cơ nhập viện và tiên lượng xấu. Do đó hãy chọn thời điểm phù hợp nhất để dùng.
Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu dùng là NGAY KHI cơ thể bắt đầu có triệu chứng SUY HÔ HẤP NHẸ. Trong hướng dẫn của ngành y tế ghi cụ thể trong túi thuốc là khi bắt đầu có khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi tăng trên 20 lần/phút hoặc Sp02 giảm dưới 95%).
Thời điểm này trung bình xảy ra khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 của bệnh. Do đó ở giai đoạn này, người bệnh và người nhà theo dõi sát triệu chứng để kịp thời liên hệ bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn dùng kháng viêm kịp thời. Nếu chưa liên hệ được bác sĩ tư vấn mà đủ các triệu chứng nêu trên thì dùng ngay không chờ đợi để trôi qua thời điểm quan trọng.
Ngược lại, ở một vài ngày đầu mà có khó thở thì coi chừng do yếu tố tâm lý. Khó thở do tâm lý: Người bệnh khó thở liên tục không liên quan đến vận động, di chuyển và Sp02 vẫn bình thường.
Nếu hoàn toàn không có các triệu chứng suy hô hấp thì không nhất thiết phải uống nhóm thuốc này.
Một lưu ý khác là thuốc kháng viêm cấp chỉ có 3 ngày là không đủ liệu trình điều trị (chỉ cấp để người dùng tạm thời trong thời gian liên hệ y tế). Do đó bắt buộc phải liên hệ để y tế địa phương để được điều trị đầy đủ.
Người bệnh hãy đọc kỹ từng nội dung trong các hướng dẫn để thực hiện cho chính xác và không hiểu nội dung gì thì hỏi lại bác sĩ tư vấn.
Gói thuốc A và C uống ngay từ đầu.
Xin đừng chia sẻ toa thuốc "truyền tay"
Thực tế hiện nay có nhiều người đã chia sẻ các toa thuốc "truyền tay" cho F0, làm cho người bệnh càng thêm rối, không biết dùng toa thuốc nào?
Theo đó, những người đã từng là F0, nhưng không phải là nhân viên y tế, xin đừng chia sẻ bất cứ toa thuốc cá nhân nào trị COVID-19 cho F0 nữa. Thực tế ghi nhận nhiều toa thuốc không chính xác gây ra nhiều bất cập và nguy hiểm trong điều trị và có thể làm cho bệnh trở nặng thêm.
Hiện nay ngành y tế đã có hướng dẫn điều trị rất rõ ràng, và cấp phát luôn thuốc cho người bệnh để dùng. Thuốc cấp theo 3 nhóm A, B, C có hướng dẫn cụ thể. Điều quan trọng là phải cần có thời gian để y tế địa phương xử lý, do đó người bệnh đừng nôn nóng rồi mua theo các toa thuốc trên mạng, truyền tay mà tốn kém và không chính xác.
Tin nổi bật
- TPHCM: Phát hiện một công ty quảng cáo cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà trái phép
05/07/2024 - 10:58:42
- Thêm 2 ca tai biến thẩm mỹ, Bệnh viện Korea Star - Sao Hàn phải dừng hoạt động phẫu thuật
20/06/2024 - 10:55:38
- 'Loạn' hoạt động thẩm mỹ trái phép tại Quảng Bình
20/06/2024 - 10:00:35
- Thanh Hóa: Mập mờ tên gọi Phòng khám Đa khoa Hà Thành, 'ship' bệnh nhân đến cơ sở không phép khám bệnh
12/06/2024 - 10:35:47
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Xử lý ‘Viện phục hồi giãn tĩnh mạch Top 1 châu Âu” hoạt động trái phép ở quận 7
24/04/2024 - 11:05:38