Miếng dán qua da trị sa sút trí tuệ
Thuốc adlarity (donepezil) dùng thẩm thấu qua da, vừa được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt như một phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ nhẹ, trung bình hoặc nặng trong bệnh Alzheimer.
1.Bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer là một bệnh rối loạn não tiến triển và không thể đảo ngược. Nó liên quan đến những thay đổi trong mô não bao gồm sự tích tụ bất thường của protein cũng như mất chức năng tế bào thần kinh.
Hậu quả của bệnh dẫn đến mất khả năng ghi nhớ, suy luận và tư duy. Những thay đổi về hành vi liên quan bao gồm mất tính độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tự chăm sóc bản thân.
Bệnh Alzheimer làm suy giảm trí nhớ
Sa sút trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ (khi mới bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của một người), đến trung bình, nặng (người bệnh phải phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày). Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể không thể nhai và nuốt một cách dễ dàng.
2. Lợi thế khi dùng thuốc qua da
Donepezil là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất trong nhóm thuốc chữa bệnh Alzheimer. Thuốc donepezil đường uống được hấp thu qua hệ thống tiêu hóa, có liên quan đến tác dụng phụ về đường tiêu hóa (GI) và sự dao động của nồng độ thuốc trong tuần hoàn.
Adlarity là miếng dán đầu tiên và duy nhất dùng mỗi tuần một lần, cung cấp liên tục liều lượng donepezil (hoạt chất trong thuốc) nhất quán trong 7 ngày qua da, khắc phục được nguy cơ thấp nhất các tác dụng phụ về đường tiêu hóa (GI) liên quan đến donepezil đường uống. Bên cạnh đó, việc đưa thuốc này còn giúp bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và người chăm sóc dễ dàng tuân thủ điều trị tốt hơn.
FDA đã chấp thuận việc sử dụng adlarity mỗi tuần một lần trong các công thức 5 mg/ngày hoặc 10 mg/ngày. Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn chuyển trực tiếp từ donepezil uống 5 mg/ngày hoặc 10 mg/ngày sang adlarity một lần mỗi tuần. Adlarity có thể được dán ở các vị trí như: Lưng, đùi, mông…
Thuốc dùng đường uống có thể gây hại lên đường tiêu hóa.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc
3.1 Phản ứng da tại vị trí dán thuốc: Dán thuốc trùng lặp tại một vị trí có thể gây ra phản ứng trên da tại vị trí dán. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra và cần được nghi ngờ nếu phản ứng tại chỗ lan rộng ra ngoài diện tích của miếng dán.
3.2 Gây mê: Adlarity có khả năng làm giãn cơ loại succinylcholine quá mức trong khi gây mê.
3.3 Buồn nôn và nôn: Thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, những tác dụng này chỉ thoáng qua, một số trường hợp kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình bắt đầu và chuẩn độ adlarity.
3.4 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ về xuất huyết tiêu hóa đang hoạt động hoặc tiềm ẩn, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh loét tiêu hóa hoặc những người đang dùng đồng thời thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
3.5 Các tình trạng về phổi: Thận trọng dùng adlarity ở những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn.
3.6 Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp nhất của adlarity là nhức đầu; ngứa, viêm da, đau tại chỗ dán thuốc; co thắt cơ, mất ngủ, đau bụng; táo bón; tiêu chảy; chóng mặt; mộng tinh bất thường…
3.7 Tương tác thuốc: Các chất ức chế cholinesterase, bao gồm donepezil, có khả năng cản trở hoạt động của các thuốc kháng cholinergic. Tác dụng hiệp đồng có thể được mong đợi khi các chất ức chế cholinesterase được sử dụng đồng thời với succinylcholine, các chất ngăn chặn thần kinh cơ tương tự, hoặc các chất chủ vận cholinergic như bethanechol.
3.8. Không dùng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn với donepezil hoặc với các dẫn xuất của piperidine hoặc có tiền sử viêm da tiếp xúc dị ứng khi sử dụng adlarity.
Tin nổi bật
- TPHCM: Phát hiện một công ty quảng cáo cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà trái phép
05/07/2024 - 10:58:42
- Thêm 2 ca tai biến thẩm mỹ, Bệnh viện Korea Star - Sao Hàn phải dừng hoạt động phẫu thuật
20/06/2024 - 10:55:38
- 'Loạn' hoạt động thẩm mỹ trái phép tại Quảng Bình
20/06/2024 - 10:00:35
- Thanh Hóa: Mập mờ tên gọi Phòng khám Đa khoa Hà Thành, 'ship' bệnh nhân đến cơ sở không phép khám bệnh
12/06/2024 - 10:35:47
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Xử lý ‘Viện phục hồi giãn tĩnh mạch Top 1 châu Âu” hoạt động trái phép ở quận 7
24/04/2024 - 11:05:38