Hãy bảo vệ đôi chân khỏi những biến chứng đau đớn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Phụ nữ khi nên cảnh giác với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Các số liệu cho thấy hơn 70 % phụ nữ trên 50 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính và khoảng 35 % ở những người đang làm việc. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ khi về già, trong đó mối lo lớn nhất là các biến chứng nặng nề của giãn tĩnh mạch chân. Làm cách nào phụ nữ có thể bảo vệ đôi chân khỏi những biến chứng đau đớn của bệnh?
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn được gọi là bệnh đứng lâu ngồi nhiều, phần nào cho thấy nguyên nhân chính gây bệnh. Máu tĩnh mạch lưu thông một chiều từ ngoại biên về tim nhờ hệ thống van một chiều. Ở chi dưới, quá trình đầy máu từ bàn chân, bắp chân về tim gặp khó khăn do trọng lực.
Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh của người đứng lâu ngồi nhiều
Vì vậy, người có công việc đứng lâu, ngồi nhiều, ngồi vắt chéo chân, mang vác vật nặng, mang giày cao gót có nguy cơ bị bệnh cao, ví dụ như giáo viên, thợ cắt tóc, đứng quầy bán hàng, đầu bếp… Môi trường làm việc ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, lạm dụng thuốc tránh thai, thể trạng béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
2. Triệu chứng
TS. Bs NguyễnTrung Anh – PGĐ bệnh viện lão khoa trung ương cho biết người bệnh có thể biết mình bị bệnh khi dấu hiệu căng tức, nặng ở chân. Các triệu chứng này xét theo mùa thì mùa hè bị nhiều hơn mùa đông, theo một thời gian buổi sáng ngủ dậy chân nhẹ nhõm nhưng càng về chiều càng nặng hơn. Bệnh nhân có thể ngứa ở chân kèm theo các tổn thương chàm… khiến nhiều bệnh nhân lại đi khám chàm ở chuyên khoa da liễu, bôi thuốc chữa ngứa, chống chàm nhưng không khỏi.
Triệu chứng bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh nhân có thể có cảm giác bồn chồn ở chân, hội chứng "chân không yên", bệnh nhân thường rung rung chân; hoặc có các triệu chứng chuột rút vào ban đêm, đôi khi xảy ra ở 1 chân thì bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch một chân. Ngoài ra có thể quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa.
3. Sai lầm khi điều trị tăng nguy cơ biến chứng bệnh
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, các triệu chứng gây cản trở sinh hoạt nếu không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nặng nề lâu dài về thẩm mỹ, biến chứng nguy hiểm.
Các mức độ bệnh và biến chứng của SGTM chân
Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
4. Làm sao để tránh biến chứng
Để phòng tránh những biến chứng đau đớn của suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh khi có dấu hiệu sớm cần được khám chữa và tuân thủ điều trị đủ thời gian, đồng thời tránh những sai lầm phổ biến khi điều trị. Đó là:
4.1 Không nên thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng
Suy tĩnh mạch gây cảm giác đau tức khó chịu ở chân nên nhiều người chọn cách thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng cho “dễ chịu”. Việc làm này vô tình gây hại cho tĩnh mạch vốn đã suy yếu thành mạch, tĩnh mạch giãn nặng hơn, máu chảy ngược lại, bệnh càng nặng nguy cơ biến chứng càng tăng.
4.2 Không nên coi bệnh còn nhẹ không điều trị
Thực tế khi đi khám nhiều trường hợp bị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm không được cho dùng thuốc vì cho rằng bệnh nhẹ chưa cần thiết. Tuy nhiên, không dùng thuốc không có nghĩa bệnh sẽ tự khỏi, thời điểm bệnh càng nhẹ càng cần áp dụng ngay các thay đổi thói quen về sinh hoạt, công việc, tránh đứng lâu ngồi nhiều, uống nhiều nước, bổ sung vitamin, các chất bền mạch, nên đi bộ và tập thể dục phù hợp, dùng các thảo dược tự nhiên hỗ trợ cho tĩnh mạch.
4.3 Nên điều trị đúng đủ thời gian, tái khám định kì
Các tổn thương tĩnh mạch là nghiêm trọng nên mới gây ra suy giảm chức năng, không thể phục hồi trong thời gian ngắn. Điều trị ở các mức độ nhẹ như độ 1, độ 2 cho hiệu quả tích cực, tuy nhiên khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm, nhiều bệnh nhân tự ý ngừng dùng thuốc, khiến bệnh tái phát sớm và tăng nặng, biến chứng. Hãy uống thuốc theo khuyến cáo 3-6 tháng để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dulcit, công thức thảo dược tối ưu, hàng chính hãng từ Pháp, đẩy lui suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Dulcit tự hào là sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất Holistica – Pháp, có công thức thảo dược được tối ưu hiệu quả cho người suy giãn tĩnh mạch hơn 30 năm. Thành phần cao dẻ ngựa, cây đậu chổi, cây phỉ Pháp (nguyên liệu trồng riêng tại Holistica Pháp), giúp hỗ trợ điều trị đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân, giảm phù chân nặng chân, đau chân chuột ban đêm, chống giãn nổi xanh tĩnh mạch, cho người bệnh đôi chân thoải mái và tự tin.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại web site: Dulcit.vn
Tin nổi bật
- TPHCM: Phát hiện một công ty quảng cáo cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà trái phép
05/07/2024 - 10:58:42
- Thêm 2 ca tai biến thẩm mỹ, Bệnh viện Korea Star - Sao Hàn phải dừng hoạt động phẫu thuật
20/06/2024 - 10:55:38
- 'Loạn' hoạt động thẩm mỹ trái phép tại Quảng Bình
20/06/2024 - 10:00:35
- Thanh Hóa: Mập mờ tên gọi Phòng khám Đa khoa Hà Thành, 'ship' bệnh nhân đến cơ sở không phép khám bệnh
12/06/2024 - 10:35:47
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Xử lý ‘Viện phục hồi giãn tĩnh mạch Top 1 châu Âu” hoạt động trái phép ở quận 7
24/04/2024 - 11:05:38