Ung thư phổi: Các phương pháp chẩn đoán
Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất và khó phát hiện sớm nên thường kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều. Nhưng nếu ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa bệnh hiệu quả và khỏi bệnh là rất cao.
Việc phát hiện sớm bệnh ung thư phổi là rất quan trọng. Do ung thư phổi ở giai đoạn sớm các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng, nên việc tầm soát định kỳ thường sẽ giúp phát hiện ra ung thư phổi sớm.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư phổi ở giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết và dễ gây nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp khác. Cho tới khi một số triệu chứng rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, việc khám sàng lọc để phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng, nếu có bệnh cũng ở giai đoạn sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh, tăng tỷ lệ hồi phục, tăng thời gian sống và giảm chi phí y tế cho bệnh nhân và toàn xã hội.
Sau khi bệnh nhân được khám lâm sàng, phát hiện hạch vùng nách, cổ, triệu chứng phổi, triệu chứng di căn..., các biện pháp chẩn đoán sau sẽ được các bác sĩ chỉ định:
1- Xét nghiệm đờm: Với những người ho có đờm, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đờm. Đây là một trong những phương pháp xác định có tế bào ung thư trong đó hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết nhằm kiểm tra xem khối u ở vị trí này là lành hay ác tính.
2- Chụp Xquang phổi: Đây là phương pháp phát hiện và đánh giá đặc điểm khối u nhu mô phổi. Đánh giá liên quan của khí quản, phế quản chính và phát hiện xâm lấn thành ngực. Ngoài ra chụp Xquang phổi đánh giá hạch, xâm lấn vùng rốn phổi hai bên và trung thất. Phát hiện viêm phổi do khối u và viêm phổi do khối u, tràn dịch màng phổi.
3- Chụp CT scanner đa dãy: Đây là phương pháp phát hiện khối u, đánh giá khí quản, phế quản chính. Phát hiện xâm lấn thành ngực, đánh giá xâm lấn, hạch rốn phổi, trung thất. Ngoài ra đánh giá xâm lấn mạch máu, phát hiện di căn và định vị và hướng dẫn sinh thiết khối u.
4- Chụp MRI: Đây là phương pháp đánh giá xâm lấn thành ngực, rãnh liên thùy. Phát hiện nhằm đánh giá xâm lấn trung thất, cột sống, ống sống. Đánh giá hạch rốn phổi và trung thất ở những bệnh nhân mà chụp CT không rõ ràng và phân biệt khối u nằm trong vùng phổi xẹp, xác định vi trí sinh thiết . Phát hiện di căn cột sống, não, thượng thận.
Tóm lại, ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư với các biểu hiện ở đường hô hấp ( ho, tức ngực, ..), bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, sau đó chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như: Chẩn đoán hình ảnh: Một khối u bất thường có thể được nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang, MRI, CT …. Kế tiếp là sinh thiết phổi để có kết quả chẩn đoán hình ảnh là cơ sở để bác sĩ xác định vị trí khối u. Sau đó, sinh thiết đến mô phổi có khối u để lấy mẫu. Kết quả chẩn đoán xác định tế bào là ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các kiểm tra cơ quan khác nhằm xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, đang ở giai đoạn nào…
Một số lưu ý về chẩn đoán ung thư phổi
Theo nghiên cứu, phần nhiều ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Tuy nhiên ung thư phổi vẫn có thể xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc do các nguyên nhân khác như: yếu tố gia đình, môi trường sống ô nhiễm, không khí ô nhiễm,...
Hiện nay, có những tiến bộ về y học, có nhiều phương pháp mới và hiệu quả hơn trong chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh các căn bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Trong đó phải kể đến phương pháp chụp cắt lớp liều thấp, soi khí phế quản, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch.
Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. Những người trong nhóm khuyến cáo bao gồm trong độ tuổi từ 55 – 74 có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm và có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Ở nhóm tuổi ≥ 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, người mắc các bệnh phổi mạn tinh trước đó như: mắc bệnh COPD, lao…bệnh nhân hiện đang mắc một bệnh ung thư…Cũng cần phải khám sàng lọc định kỳ.
Tin nổi bật
- Người phụ nữ cùng lúc mắc 2 loại ung thư
28/06/2024 - 09:50:34
- Điều trị ung thư bàng quang
20/06/2024 - 10:36:13
- Các lựa chọn điều trị ung thư thận
19/06/2024 - 11:15:28
- Các loại thuốc điều trị ung thư thực quản
17/06/2024 - 14:31:44
- Bài tập cho người ung thư dương vật
14/06/2024 - 09:51:01
- Sụt cân, vàng da... dấu hiệu của bệnh ung thư ác tính
12/06/2024 - 10:41:43