Tiêm thuốc kích trứng và những biến chứng có thể gây tử vong
Tiêm thuốc kích trứng là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho những người hiếm muộn. Nhưng theo các bác sĩ, đây là biện pháp khá nguy hiểm nên cân nhắc khi thực hiện.
Tiêm thuốc kích trứng là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên có nhiều biến chứng nguy hiểm chị em cần lưu ý.
Tiêm thuốc kích trứng (hay còn gọi là Gonadotropin) là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết tiêm vào cơ thể để giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bác sĩ sẽ tiêm hCG để giúp trứng rụng (thuốc tiêm kích trứng khi tiêm vào người phụ nữ không có khả năng làm rụng trứng tự nhiên).
Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, những người có nang noãn không phát triển hoặc thường xuyên không rụng trứng. Đặc biệt, tiêm thuốc kích trứng là một bước quan trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc bơm tinh trùng vào tử cung (IUI).
Tiêm thuốc kích trứng vô cùng nguy hiểm chị em nên cân nhắc khi thực hiện
Vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, nếu tình trạng sức khỏe của người vợ thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kích thích buồng trứng. Thời gian điều trị, loại thuốc kích thích trứng thay đổi tùy từng phác đồ.
Thường những trường hợp đáp ứng kém với thuốc kích trứng dạng uống sẽ được chỉ định dùng thuốc kích trứng dạng tiêm. Thời gian kích thích trứng tùy thuộc vào từng bệnh nhân nhưng dao động từ 10 - 12 ngày.
Trong thời gian kích thích trứng, bác sĩ sẽ theo dõi nang trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu từ đó điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một mũi hCG để kích thích trứng rụng. Khoảng 24 giờ đến 36 giờ sau khi tiêm hCG, bước chọc hút trứng sẽ được tiến hành để lấy các trứng đạt yêu cầu từ cơ thể người phụ nữ ra, sau đó tiến hành thụ tinh với tinh trùng của chồng trong môi trường ống nghiệm.
Đây là phương pháp được áp dụng cho những phụ nữ bị rối loạn phóng noãn. Ở những người này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được kết quả mong muốn.
Tuy nhiên theo BS. Nguyễn Quốc Khánh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm và chi phí lớn. Không chỉ vài viên thuốc, vài lần tiêm là phụ nữ hiếm muộn sẽ thoả nguyện mong ước có con. Mà khi kích thích buồng trứng điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như bị chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận; có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy…
Ngoài ra, các loại thuốc kích trứng không kích thích sự phát phát triển của một nang trứng cụ thể mà là hàng loạt nang trứng. Khi lượng hormone quá lớn được tiêm vào cơ thể sẽ có thể gây quá kích, khiến buồng trứng bị sưng đau (Hội chứng quá kích buồng trứng).
Các triệu chứng của hội chứng quá kích buồng trứng thường bắt đầu trong vòng 10 ngày sau khi tiêm thuốc (nếu có). Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ, vừa đến nặng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, tiêm thuốc kích trứng còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang trứng nguyên thủy…
Vì thế, nếu còn cách nào khác mà chị em vẫn lựa chọn phương pháp này thì tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín chất lượng để được khám và tư vấn kỹ trước khi áp dụng phương pháp tiêm thuốc kích thích trứng hay bất kỳ phương pháp nào khác trong điều trị vô sinh, hiếm muộn.
Đồng thời, chị em cần có sự chuẩn bị tốt cho sức khỏe và tâm lý ổn định, tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính cũng như sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị cũng cần có sự theo dõi kỹ càng từ bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn.
An Dương
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02