Phát hiện thuốc điều trị viêm phổi, viêm đại tràng giả
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản 6586/QLD-CL ngày 4/5/2019 về việc xử lý thuốc nén Clorocid Tw3 250mg giả. Đây là thuốc điều trị các bệnh sốt thương hàn, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh hoa liễu...
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc Clorocid Tw3 - Cloramphenicol 250mg, số đăng ký: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618; đồng thời, tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, thông báo đến Thanh tra Sở Y tế khi phát hiện thuốc có thông tin như đã nêu trên.
Phòng y tế quận, huyện, thị xã thông báo đến cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý không buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc nói trên; tiếp nhận thông tin từ cơ sở, kiểm tra, giám sát thực hiện của cơ sở và báo cáo kịp thời về Sở Y tế Hà Nội.
Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản 6586/QLD-CL ngày 4/5/2019 về việc xử lý thuốc nén Clorocid Tw3 250mg giả, với thông tin trên nhãn ghi Clorocid Tw3 - Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618.
Theo các nhà chuyên môn sự khác biệt giữa thuốc do công ty sản xuất và thuốc nghi ngờ thuốc giả khác nhau từ hình thức vỏ hộp, nội dung ghi trên nhãn. Hình thức viên do công ty sản xuất: mặt trên của viên các nét chữ viết được dập rất sắc nét, viên chắc, không bị bong mặt, sứt cạnh, còn thuốc nghi ngờ thuốc giả: mặt trên của viên các chữ viết được dập không rõ nét, nhiều chỗ nét chữ bị bong, mất nét; viên bỡ, bong nét, sứt cạnh. Về kết quả kiểm nghiệm có sự khác biệt giữa hai mẫu.
Viên nén Clorocid 250mg là một nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế dùng để điều trị các bệnh: sốt thương hàn, phó thương hàn, nhiễm salmonella, lỵ, nhiễm brucella, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh hoa liễu.
Thái Hà
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02