Lý do người trẻ bị tiểu đường
Di truyền, ảnh hưởng từ tiểu đường thai kỳ của mẹ và dinh dưỡng không hợp lý dễ phát sinh bệnh.
Tiểu đường có 2 dạng chính: tuýp 1 (10% tổng số người bệnh) - thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ; tuýp 2 (90-95% tổng số người bệnh) - cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường làm tăng nguy cơ tim mạch, tổn thương các cơ quan mắt, thận, thần kinh... và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ em và những người độ tuổi dưới 30 nên có tên gọi khác là "tiểu đường vị thành niên". Tỷ lệ tuýp 1 chiếm khoảng 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.
Thạc sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hồng Hà (hơn 10 năm tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho hàng nghìn bệnh nhân) cho biết hiện có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 1. Đầu tiên là do di truyền, nhưng tỷ lệ này khá hiếm, chỉ chiếm 5%. Thứ hai đến từ ảnh hưởng tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Tức là trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể nhiễm virus cúm rubella, tiền sản giật hoặc tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến sự điều tiết insulin của trẻ.
Thứ ba là những nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và sử dụng thực phẩm chế biến quá sớm. Việc nhiễm virus, vi khuẩn trong môi trường hoặc stress cũng có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 1.
"Không phải tất cả trẻ em đều có thể bị tiểu đường tuýp 1. Nhưng nếu trùng hợp nhiều trong số các nguyên nhân trên, trẻ em rất dễ mắc tiểu đường tuýp 1", Thạc sĩ Hồng Hà nhấn mạnh.
Riêng tiểu đường tuýp 2, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Một bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết trước đây người 40-45 tuổi mới mắc bệnh, nhưng hiện nay có xuất hiện ở những trẻ 12,13 tuổi, không chỉ ở thành phố lớn mà cả các tỉnh miền núi. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng nhanh bệnh ngoài vấn đề dân số tăng nhanh, tỷ lệ già hóa dân số nhanh, còn có chế độ dinh dưỡng. Trong thời gian dài, tổng năng lượng không thay đổi nhưng khẩu phần bữa ăn thay đổi nhanh chóng, gây ra sự mất cân bằng trong khẩu phần ăn và dư thừa năng lượng.
Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) thống kê năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh tiểu đường, đến năm 2000 có 151 triệu người. Vào năm 2017, có 425 triệu người (từ 20-79 tuổi) phải sống với tiểu đường. Dự đoán con số này sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người vào năm 2045, hay nói cách khác cứ 10 người trưởng thành sẽ có một người mắc bệnh.
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), để đẩy lùi căn bệnh mạn tính này, cần kiểm soát huyết áp, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cai thuốc lá, giữ cơ thể cân đối, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần...
Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ người bệnh tiểu đường, Thạc sĩ Hồng Hà cho biết, một trong những phương pháp tối ưu dành cho các bệnh nhân là thay đổi chế độ ăn uống và chế độ luyện tập, theo dõi đường huyết thường xuyên.
Trong 5 năm qua, không những giúp hàng triệu học viên tăng cường sức khỏe và kiểm soát tiểu đường không dùng thuốc, phương pháp Bimemo còn rất thành công trong việc điều chỉnh mức đường huyết về ngưỡng an toàn và phục hồi sức khỏe toàn diện, duy trì lối sống lành mạnh lâu dài. Khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" đã ra mắt trên ewiki.vnexpress.net và được dẫn dắt bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà với 10 năm kinh nghiệm tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho hàng nghìn bệnh nhân. Xem thông tin và đăng ký khóa học tại đâyNhằm giúp xây dựng lối sống khỏe mạnh và hướng dẫn thực đơn hợp lý, phòng ngừa, giảm thiểu dấu hiệu cũng như biến chứng tiểu đường, Thạc sĩ Hồng Hà tư vấn nên thực hành phương pháp thực dưỡng Bimemo với các nguyên tắc chế độ dinh dưỡng nhiều thực vật, luyện tập cơ thể và tư duy tích cực... Mục đích chính nhằm phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tối ưu hóa cơ chế tự chữa lành của cơ thể, thoát khỏi lệ thuộc vào insulin và các thuốc điều trị khác.
Hoài Nhơn
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39