Tê yếu chân tay - Dấu hiệu báo trước nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn
Đột quỵ xuất hiện bất ngờ khiến nhiều người rơi vào nguy hiểm. Thực tế, trước khi rơi vào trạng thái đột quỵ, có một số triệu chứng như tê yếu chân tay có thể xuất hiện nhưng lại dễ dàng bị bỏ qua.
Tê yếu tay chân cảnh báo cơn đột quỵ
Trước khi đột quỵ xuất hiện, nhiều người chia sẻ rằng họ đã từng bị tê yếu một bên tay hoặc chân. Rõ rệt nhất là khi đang nấu ăn, làm việc nhà hay đi lại, tê yếu đột ngột khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển, hoạt động. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau một vài phút xoa bóp tại vị trí bị tê yếu nên thường bị bỏ qua.
Tay chân tê yếu là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ rất dễ bị bỏ qua (Ảnh minh họa)
Ít ai biết rằng, tê yếu tay chân chỉ là một trong những dấu hiệu của cơn đột quỵ nhỏ. Đây là tình trạng lưu lượng máu lên não bị gián đoạn trong thời gian ngắn. Cục máu đông nhỏ thường tự tan hoặc bị bong ra khỏi thành mạch nên các triệu chứng xuất hiện không quá lâu. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có khoảng 15% tổng số đột quỵ được báo trước bởi các cơn đột quỵ nhỏ và khoảng ⅓ số người bị đột quỵ nhỏ tiếp tục bị đột quỵ nặng hơn trong vòng 1 năm sau đó.
Làm gì khi xuất hiện tình trạng tay chân tê yếu?
Sau khi xuất hiện tê yếu tay chân, người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm đánh giá về nguy cơ đột quỵ xuất hiện. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, chống kết tập tiểu cầu, điều chỉnh lại liều lượng của thuốc giảm mỡ máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết đang sử dụng,...
Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo thêm một số sản phẩm chứa nattokinase có tác dụng hỗ trợ phòng chống huyết khối, phá tan cục máu đông. Đây là hoạt chất có trong món natto (đậu tương lên men) có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzyme nội sinh của cơ thể.
Nattokinase trong natto giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, dự phòng huyết khối (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, người từng xuất hiện tình trạng tê yếu tay chân nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước, hạn chế đồ chiên rán, nhiều muối,... Những biện pháp này phần nào giúp giảm bớt nguy cơ đột quỵ xuất hiện cũng như giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39