Run tay khó chữa - Giải pháp nào giúp người bệnh lấy lại tự tin trong cuộc sống?
( KHOEVADEP ) - Chứng bệnh run tay dù không phải trọng bệnh nhưng nó khiến cho người bệnh trở nên lóng ngóng, vụng về ngay cả làm những việc đơn giản như cầm bút viết, bưng chén cơm. Trong nhiều trường hợp run chân tay tiến triển nặng, căn bệnh này rất dễ biến một người già thành một đứa trẻ cần có người bón cơm, xúc cháo
Gánh nặng về mặc cảm, tự ti khiến người bệnh run chân tay mệt mỏi về thể chất, sa sút về tinh thần và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sống. Nếu bạn hoặc người thân bị run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây.
Bệnh run tay khiến người bệnh luôn lóng ngóng, vụng về ngay cả khi làm những việc đơn giản nhất như cầm ly nước, bưng chén cơm.
Run tay là triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm nào?
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà chứng run có thể xảy ở hai tay cùng lúc, hoặc bắt đầu từ tay trái sau đó chuyển qua tay phải, ngoại trừ Parkinson thì run tay xảy ra ở một bên tay, sau đó xuống chân cùng bên rồi mới qua tay đối diện. Các vị trí run thường gặp như run ở ngón tay, bàn tay, hoặc cả cánh tay, chân, hoặc ở dây thanh đới (nói run run), đầu (gật gật, lắc lắc), cằm, môi, lưỡi
Run tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như: run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, chứng lo âu, stress, bệnh cường giáp (hay gặp ở người trẻ), bệnh hoặc hội chứng Parkinson, hội chứng tiểu não, run do lão hóa, thoái hóa (hay gặp ở người già). Bên cạnh đó, việc lạm dụng chất kích thích như rượu, cafein hay chất gây nghiện hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị cũng là nguyên nhân gây run tay.
Triệu chứng run tay là dấu hiệu chỉ điểm, do hậu quả hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh vùng vận động bị tổn thương hoặc rối loạn. Vì thế, người bị run tay rất khó kiểm soát và điều trị (xem thêm chia sẻ về bệnh vàkinh nghiệm giúp giảm run chân tay)
Tình trạng run tay ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như cuộc sống thường nhật
Những rào cản khiến cho việc điều trị bệnh run tay gặp khó
Biểu hiện run tay do bệnh chỉ có thể hết khi nguyên nhân gây run được điều trị triệt để. Thế nhưng việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân không hề dễ dàng. Trong trường hợp tìm được nguyên nhân gây bệnh như Parkinson thì lại chưa có thuốc chữa triệt để. Dưới đây là 3 lý do khiến chứng bệnh run tay chân khó chữa
Một là, khó xác định chính xác nguyên nhân
Run tay xuất hiện ở cả người trẻ và người lớn tuổi cùng nguyên nhân rất đa dạng khiến cho việc xác định và điều trị trở nên khó khăn. Ngay cả khi xác định được nguyên nhân từ đầu thì việc điều trị cũng chưa hẳn thuận lợi vì không chắc có thuốc chữa. Chưa kể các yếu tố môi trường (ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột…) và yếu tố cảm xúc (lo lắng, giận dữ, đau buồn...) cũng tác động không nhỏ đến quá trình điều trị.
Hai là, không có thuốc đặc trị
Vì chứng run tay chân là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến thoái hóa, lão hóa, tổn thương não bộ hoặc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh (bệnh Parkinson) nên mỗi nguyên nhân gây run lại phải dùng một loại thuốc khác nhau. Nhiều bệnh như run tay vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run do stress… khi run nhẹ chưa cần phải điều trị, chỉ dùng thuốc khi run tay nặng.
Ba là, phụ thuộc vào lối sống của người bệnh
Một trong những chìa khóa để người bệnh điều trị hiệu quả chứng run tay chính là lối sống lành mạnh. Người bị bệnh run tay cần tuân thủ và duy trì đều đặn những thói quen tốt thì mới mong bệnh sớm thuyên giảm.
Người bệnh run tay gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị
Giải pháp từ Thiên ma, Câu đằng - Hy vọng cho người bị run chân tay
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong Thiên ma, Câu đằng có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng thần kinh não bộ và thúc đẩy quá trình sửa lành tổn thương, phục hồi lại chức năng vận động. Từ đó giúp giảm run tay chân, giảm co cứng cơ, cải thiện các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón.
Tại Việt Nam, Thiên ma, Câu đằng đã có trongTPCN Vương Lão Kiệnhỗ trợ làm giảm triệu chứng run chân tay ở người cao tuổi, trong bệnh Parkinson, sau tai biến mạch não, rối loạn chức năng thần kinh thực vật… Đồng thời, giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể. Mặc dù đóng vai trò hỗ trợ nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng để người bệnh có thêm hy vọng.
Khỏe và đẹp
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39