Phụ nữ đã từng sinh nở bị bệnh này hãy “bơi” vào đây để biết
Chị L.T.M ở Thuận Thành, Bắc Ninh, 46 tuổi đã sinh 2 con nhưng cả ngày chị phải đóng bỉm vì “nước tiểu cứ tự nhiên rỉ ra” không kìm được. Chị đã phải sống với căn bệnh này đến nay đã 10 năm. Chị M cho biết, lúc trước chị bị nhẹ nước tiểu chỉ bị rỉ ra sau khi ho, hoặc nhảy mạnh, sau này bệnh nặng hơn nước tiểu cứ chảy ào ào mất kiểm soát. Bản thân luôn cảm thấy mất tự tin, rất xấu hổ nhưng chị cũng không đi khám ở bệnh viện mà âm thầm chịu đựng.
Theo TS. BS. Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa A5 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trường hợp của chị M là són tiểu. Đây không phải là bệnh do lớn tuổi gây ra, cũng không phải là bệnh tất yếu xảy ra sau sinh đẻ nhưng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Theo thống kê cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu. Khoảng 20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng. Són tiểu gây xấu hổ, thiếu tự tin do mất vệ sinh, gây mùi khó chịu.
TS. Đào cũng cho biết thêm, chị em dễ mắc căn bệnh này do sinh con nhiều lần, sinh con to. Trong quá trình sinh đẻ có rách cửa mình nhiều,có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước. Bệnh còn gặp ở phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
Cũng theo TS. Đào, có 3 loại són tiểu thường gặp một là tiểu không kiểm soát được do gắng sức, thường xảy ra ở phụ nữ do sự suy yếu của các cơ vùng tầng sinh môn và cơ thắt cổ bàng quang kiểm soát sự đi tiểu. Dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, nước tiểu sẽ tự động thoát ra ngoài.
Thứ hai, là tiểu không kiểm soát do nguyên nhân thần kinh.
Thứ ba là són tiểu hỗn hợp nhiều nguyên nhân.
Són tiểu là căn bệnh khó nói và gây xấu hổ cho hầu hết chị em phụ nữ, tuy nhiên bệnh có thể cải thiện được (ảnh minh hoạ)
Khi bị bệnh són tiểu thường xuất hiện trong lúc cười, ho, rặn, hắt hơi, chạy, nhảy, mang vật nặng,lúc giao hợp, hoặc khi mắc tiểu là phải đi tiểu ngay mà cũng không kịp. Hoặc chị em sẽ bị đi tiểu bất thường: tiểu lắt nhắt nhiều lần, đi tiểu đêm, đái dầm, nước tiểu tự trào ra, phải rặn tiểu, đi tiểu xong còn muốn tiểu nữa nhưng không ra giọt nào…
Bên cạnh đó, són tiểu còn có thể do các yếu tố nguy cơ khác gây ra như: Béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, ho kéo dài, uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu, hút thuốc lá. Hoặc do một số loại thuốc uống điều trị bệnh khác đang điều trị xạ trị vùng chậu, chấn thương cột sống…
Với những người bị són tiểu ở múc nhẹ có thể tự tập Kegel. Đây là bài tập dành riêng cho vùng cơ sàn chậu, giúp tăng cường và hỗ trợ cơ quan sinh dục. Vùng cơ này nằm ở dưới vùng chậu, giữa 2 chân ở vùng thắt lưng. Bài tập này là phương pháp an toàn để cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp phụ nữ lấy lại sự săn chắc và khỏe mạnh cho âm đạo. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mất kiểm soát tiết niệu và đường ruột. Giảm nguy cơ rò rỉ đường tiết niệu. Giảm nguy cơ sa dạ con với phụ nữ sinh thường.
Đối với những chị em bị bệnh lâu và nặng cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ tiên lượng có cần can thiệp phẫu thuật hay không.
H.Nguyên
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39