Nhận diện các loại đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não có các triệu chứng như liệt mặt, méo miệng, tê yếu tay chân, khó nói…, có thể gây tử vong.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi có sự bất thường về lưu lượng máu trong các mạch máu của não gồm tắc nghẽn hoặc chảy máu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch não. Đây là một trường hợp cần cấp cứu và có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời.
Hai loại chính của đột quỵ là thiếu máu cục bộ và xuất huyết não.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là sự gián đoạn lưu lượng máu đến não. Loại đột quỵ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như thuyên tắc, huyết khối. Thuyên tắc mạch máu não là sự gián đoạn lưu lượng máu động mạch hoặc cục máu đông đến từ một động mạch khác trong cơ thể như từ tim hoặc động mạch cảnh. Huyết khối mạch máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn, thường là do hẹp và tích tụ các mảng xơ vữa động mạch (lắng đọng cholesterol, canxi và các tế bào viêm).
Trong khi đó, đột quỵ do xuất huyết có thể do vỡ mạch máu, mạch máu bị rò rỉ, chấn thương. Vỡ mạch máu thường liên quan đến chứng phình động mạch. Động mạch não có thể bị phình lên, vỡ ra, nhất là khi huyết áp tăng cao. Động mạch não bị phình có thể rò rỉ từ từ thay vì vỡ. Một mạng lưới động mạch và tĩnh mạch dị dạng (dị dạng động tĩnh mạch) đôi khi cũng có thể khiến mạch máu bị rò rỉ. Chấn thương ở đầu có thể dẫn đến các loại tổn thương khác nhau, bao gồm vỡ hoặc rò rỉ mạch máu. Các chấn thương khác có thể bao gồm chấn động hoặc bầm tím mô não.
Các triệu chứng của đột quỵ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xảy ra, vùng não bị ảnh hưởng, kích thước của mạch máu bị ảnh hưởng và các vấn đề về thần kinh khác. Triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm tê, ngứa ran hoặc thay đổi cảm giác ở một bên mặt hoặc cơ thể; nhìn đôi hoặc nhìn mờ; mất thị lực; nói lắp; lú lẫn; khó nói hoặc khó hiểu những điều người khác nói....
Các triệu chứng do đột quỵ xuất huyết não thường gặp là đau đầu dữ dội, chóng mặt nghiêm trọng và mất thăng bằng, lú lẫn, mất ý thức, co giật, huyết áp cao...
Người bị đột quỵ thường có triệu chứng đau đầu dữ dội. Ảnh: Freepik
Các yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Với các nguyên nhân khác nhau, các biện pháp phòng ngừa có thể khác nhau như điều trị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao, kiểm soát bệnh tim và đái tháo đường.
Các yếu tố nguy cơ | Đột quỵ do thiếu máu cục bộ | Đột quỵ do xuất huyết |
Hút thuốc | x | |
Tăng huyết áp mạn tính không được điều trị | x | |
Bệnh tim không được điều trị | x | |
Phình động mạch não | x | |
Tăng huyết áp nặng, cấp tính | x | |
Chấn thương đầu | x | |
Lối sống ít vận động | x | |
Nồng độ mỡ và cholesterol trong máu cao | x | |
Mang thai, chuyển dạ và sinh nở | x | |
Uống rượu mạn tính, quá mức | x | |
Tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu | x | |
Rối loạn chảy máu (nguy cơ chảy máu cao) | x | |
Rối loạn đông máu (nguy cơ đông máu cao) | x | |
Bệnh tự miễn | x |
Khám sức khỏe, bao gồm khám thần kinh có thể phát hiện một số bất thường về sức khỏe để điều trị nhằm phòng ngừa đột quỵ. Chụp cắt lớp vi tính (CT) não, chụp cộng hưởng từ não (MRI) có thể phát hiện các tổn thương trong não. Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được cấp cứu sớm có thể gây tử vong.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39