Người bệnh đái tháo đường trong mùa hè cần lưu ý những gì?
Thời tiết nắng nóng của mùa hè gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, đối với bệnh nhân bị đái tháo đường ảnh hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với những người khác không bị bệnh.
Thời tiết nắng nóng không chỉ ảnh hưởng tới người bình thường, mà đối với người bị bệnh đái tháo đường, nắng nóng có thể khiến cho đường huyết tăng hoặc giảm hơn mức bình thường. Tỷ lệ trao đổi chất ở những người bệnh đái tháo đường cao bởi vì họ đổ mồ hôi rất nhiều và liên tục cảm thấy đói trong mùa hè. Một số hướng dẫn sau đây sẽ giúp người mắc bệnh đái tháo đường vượt qua mùa hè an toàn.
Lưu ý chọn ăn những loại rau quả có lượng đường thấp
Chú ý đến da
Những người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng da ở các dạng khác nhau như áp xe, mụn nhọt, mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm. Các chuyên gia đái tháo đường cho biết: Vì mồ hôi quá nhiều nên đàn ông bị đái tháo đường có thiên hướng phát triển nấm candida quanh háng. Còn phụ nữ bị đái tháo đường thì dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những vấn đề về da có thể tránh được bằng cách áp dụng các biện pháp phòng chống đơn giản sau: Tắm hàng ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển trên da. Tránh mặc trang phục bằng sợi tổng hợp, nên mặc đồ bằng cotton cho thoáng khí và thấm mồ hôi. Cần duy trì mức độ đường huyết phù hợp thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Những người bị bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt sẽ dễ mặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp.
Chú ý đến bàn chân
Những người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm dễ bị viêm loét bàn chân, chấn thương và nhiễm trùng chân bởi vì họ kiểm soát đường huyết kém, đặc biệt là ở nhiệt độ bất lợi (cực lạnh hoặc nóng). Vì thế, người bệnh đái tháo đường phải đặc biệt lưu ý đến đôi chân của mình và tránh phát triển nhiễm trùng chân.
Khi đi giày dép mùa hè chúng ta dễ bị ra mồ hôi chân khiến chân bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Do quá nóng một số người còn đi chân trần nên việc bị tổn thương bàn chân do dẫm phải các vật sắc nhọn rất dễ xảy ra. Cần luôn đảm bảo rửa chân sạch sẽ và giữ khô, tránh để chân bị tổn thương và phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ ở chân.
Cần uống bổ sung nước
Thời tiết nóng bức làm cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường không uống đủ nước, sẽ làm giảm lượng nước trong máu làm máu bị cô đặc, đường máu tăng và sẽ sản sinh xeton. Khi đường máu tăng, cơ thể người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước ngày càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp nặng, mất nước có thể ảnh hưởng đến chức năng của não và các cơ quan khác.
Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đối phó với mất nước nhẹ xảy ra dưới cái nóng mùa hè. Cơ thể đủ nước cũng giúp ngăn ngừa các biến động lượng đường trong máu cũng như các biến chứng như kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ nhiệt.
Tuy nhiên, cần tránh sử dụng đồ uống có gas, nước ép trái cây, rượu và cafein. Tập thể dục là một phần thiết yếu để quản lý bệnh đái tháo đường type 2.
Đặc biệt, thời tiết nóng bức sẽ dễ dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và tâm lý "ăn cho có", "ăn cho xong bữa". Thế nhưng, ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, rất nguy hiểm. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết. Hạ đường huyết thường sinh ra những chất làm tăng huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não. Còn với bệnh nhân tiểu đường có suy mạch vành thì hạ đường huyết cũng là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Không những thế, mùa hè cũng là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, quýt, vú sữa, hồng xiêm, mít…Ăn quá nhiều các hoa quả này sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu không được kiểm soát hợp lý sẽ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như biến chứng mãn tính ở mắt, thận, thần kinh. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý khi ăn những loại quả này để đảm bảo sức khỏe.
-Uống thật nhiều nước - kể cả khi bạn không khát, điều đó sẽ tránh cho bạn tình trạng mất nước.
Hạn chế dùng rượu hay đồ uống chứa cafein như cà phê hay đồ uống thể thao, đồ uống tăng lực. Chúng có thể làm mất nước và tăng đường huyết.
-Đo đường huyết trước, trong và sau khi hoặt động thể lực. Bạn cần phải điều chỉnh lượng insulin cần dùng. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn về sự thay đổi trong liều lượng insulin.
-Mặc đồ bó sát, nhẹ và sáng màu.
-Đeo kính râm và đội mũ khi ra ngoài trời. Bởi vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng đường trong máu.
-Không nên đi chân trần, kể cả khi bạn ở trên bãi biển hay hồ bơi.
BS Nguyễn Văn Bình
Link nguồn:
Theo suckhoedoisong.vn
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39