Muốn bệnh viêm gan nhanh khỏi cần chú ý chế độ bổ sung đúng cách
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của mỗi người. Đối với người mắc viêm gan cũng không phải ngoại lệ. Một chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung đúng cách sẽ giúp bệnh viêm gan nhanh khỏi hơn.
Viêm gan - Căn bệnh phổ biến nhưng thường bỏ qua
Viêm gan là tình trạng các tế bào trong mô gan bị viêm. Những tổn thương này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: Virus, chất độc, rượu bia, thuốc lá,... Trong đó, viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên thế giới, theo WHO.
Viêm gan thường diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng. Thậm chí, ngay khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh thì các triệu chứng cũng vẫn không quá rõ rệt như: Mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa,... rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do vậy, người bệnh thường bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Khi những triệu chứng xuất hiện rõ thì bệnh đã chuyển nặng. Cụ thể:
- Vàng da, vàng mắt.
- Bụng căng chướng.
- Sốt nhẹ hoặc vừa.
- Đau tức hạ sườn phải.
- Nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu.
- Nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay.
Phần lớn các trường hợp phát hiện sớm bệnh gan đều là do xét nghiệm máu và tình cờ phát hiện khi chỉ số men gan tăng cao. Khi đó, việc áp dụng sớm những phương pháp điều trị cũng như chế độ bổ sung đúng cách có thể giúp viêm gan nhanh khỏi.
Chế độ bổ sung đúng cách giúp viêm gan nhanh khỏi
Người bị viêm gan thường có cảm giác chán ăn, ăn không tiêu, dễ nôn ói. Vì vậy, việc bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào, bổ sung chất gì để người bệnh có đủ năng lượng và nhanh lấy lại sức là rất quan trọng.
Bổ sung đạm (protein)
Mặc dù ở những người viêm gan khả năng chuyển hóa kém nhưng đạm vẫn là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn 1g protein/kg cơ thể mỗi ngày. Nguồn đạm cũng có thể thay đổi đa dạng, không chỉ từ thịt, cá, trứng, sữa mà có thể từ ngũ cốc, đậu,... Đặc biệt, nên ưu tiên sử dụng protein có nguồn gốc từ sữa tách béo và cá vì chúng dễ tiêu hóa hơn.
Bổ sung chất bột (glucid)
Nhiều người cho rằng chế độ ăn có tinh bột có thể làm cho viêm gan nặng hơn nhưng thực tế các đã chứng minh chế độ ăn nhiều glucid có thể làm chậm sự xâm nhập của lipid vào gan. Do vậy, người bệnh có thể bổ sung một lượng glucid vừa phải từ những thực phẩm nhiều tinh bột như: gạo, khoai, sắn, bột mì,...
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho những hoạt động bình thường tại gan. Đặc biệt, 2 loại vitamin C, E còn giúp bảo vệ và hỗ trợ phục hồi chức năng gan nhờ hiệu quả chống lại các gốc tự do. Vitamin B giúp hỗ trợ tăng cường khả năng chuyển hóa lipid tại gan cũng như kích thích cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi đó, omega-3 lại có khả năng hỗ trợ kích thích gan sản sinh tế bào mới. Hay sự có mặt của magie và sắt sẽ giúp hỗ trợ gan phục hồi những tổn thương.
Vitamin, khoáng chất là những thành phần quan trọng với gan, chúng có nhiều trong rau củ, cải xoăn, gạo lứt, táo, cà chua, bưởi,...
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39